10 sự kiện giải trí hấp dẫn tại Hà Nội, cuối tuần này

Lệ Thúy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuối tuần này, tại Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, giải trí hấp dẫn...

1. Hòa nhạc jazz đặc biệt cùng Yamashita Yosuke
Lúc 20 giờ, ngày 1 và 2/2/2018, tại Nhà hát lớn Hà Nội (số 1 Tràng Tiền) diễn ra Hòa nhạc jazz đặc biệt cùng nghệ sỹ piano Nhật Yamashita Yosuke, với sự tham dự của nhạc trưởng Honna Tetsuji, Piano Yamashita Yosuke, Saxophone Quyền Văn Minh và Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam.
  1. 2. Đêm nhạc cổ điển “Nguyễn Hữu Nguyên và những người bạn”
Lúc 20 giờ, ngày 3/2/2018, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) diễn ra đêm nhạc cổ điển “Nguyễn Hữu Nguyên và những người bạn”.
Chương trình sẽ đưa khán, thính giả bồng bềnh qua những giai điệu ngọt ngào, êm ái của Bản sonate viết cho đàn violon và piano cung la trưởng FWV 8 của César Franck.
  1. 3. Công chiếu bộ phim “Văn phòng điệp viên”
Lúc 18 giờ, ngày 30/1/2018, tại Trung tâm Văn hóa Pháp ( số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) diễn ra buổi chiếu phim độc quyền serie phim Pháp ăn khách nhất thế giới “Văn phòng điệp viên”.
Bộ phim này được coi như ví dụ điển hình cho sự đổi mới trong sản xuất phim của Pháp.
  1. 4. Hòa nhạc “Con chim già ngất ngư”
Lúc 20 giờ ngày 2 – 4/2/2018, tại Học viện âm nhạc Quốc gia (số 77 Hào Nam, Hà Nội) diễn ra đêm hòa nhạc “Con chim già ngất ngư” của Lê Cát Trọng Lý.
Chương trình lần này có một nửa ca khúc là toàn bộ sáng tác mới của Lý trong thời gian Lý đi học tại Đan Mạch và Thụy Điển và ca khúc Lý viết lúc ở Bhutan như “Đường đến ngôi nhà không có”, “Chẳng thể chia ra làm đôi”, “Con chim già ngất ngư”, “Ta nhe nanh to”…
  1. 5. Triển lãm Netsuke “Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại”
Ngày 24/1 và 26/1 đến 15/3/2018, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (số 27 Quang Trung, Hà Nội) diễn ra triển lãm Netsuke “Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại”.
Triển lãm giới thiệu 65 tác phẩm netsuke của 64 nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc gỗ đương đại đầy sáng tạo của Nhật Bản.
6. Triển lãm nghệ thuật đương đại “Du & Dội”
Triển lãm nghệ thuật đương đại “Du & Dội” của họa sỹ Ngô Xuân Bính và họa sỹ Lê Văn Thìn đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ kéo dài đến ngày 27/02/2018.
Triển lãm trưng bày hơn 300 tác phẩm với đủ các thể loại: sơn mài, sơn dầu, giấy dó, chất liệu tổng hợp…
  1. 7. Đêm nhạc Cổ tích
Lúc 20 giờ 30, ngày 2/2/2018, tại Hanoi Rock City (tại 27/52 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ) diễn ta Đêm nhạc Cổ Tích của tác giả trẻ Nguyễn Thanh Minh.
Chương trình có sự góp mặt của những gương mặt trẻ tài năng: Dũng Joon của band nhạc Recycle, Hoàng Dũng The Voice, Sweepy,… Với những câu chuyện cổ tích chẳng bao giờ cũ, khán, thính giả có thể tạm quên đi những vất vả của cuộc sống đời thường, đắm mình trong không gian âm nhạc êm ái…
8. Triển lãm thực tế tăng cường “Hân hoan”
Triển lãm thực tế tăng cường “Hân hoan” đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội (số 24 Tràng Tiền) sẽ kéo dài đến hết ngày 11/3.
Nhờ một ứng dụng trên điện thoại di động, các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày sẽ trở nên sống động khi ta nhìn qua màn hình điện thoại. Một trải nghiệm hóm hỉnh và thơ mộng cho phép khán giả được vi vu giữa sản phẩm thủ công và công nghệ số, giữa giấy và màn hình, giữa tĩnh lặng và thanh âm…
9. Triển lãm “Dế Mèn phiêu lưu ký – Chạm tới những thế giới”
Từ ngày 20/01 – 25/03/2018 (thứ ba đến chủ nhật hàng tuần), tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại VCCA (Tầng B1, R3, Vincom Megamall Royal city, 72 Nguyễn Trãi, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Dế Mèn phiêu lưu ký – Chạm tới những thế giới”.
Triển lãm sẽ đưa thế giới nhân vật trong tuyệt tác của nhà văn Tô Hoài bước ra ngoài đời với nhiều phương thức thể hiện như pop-up 3D, các nhân vật biểu tượng và hình vẽ phác họa bản gốc.
10. Triển lãm thư viết tay trong 100 năm qua
Triển lãm thư viết tay trong 100 năm qua đang diễn ra tại A Letter Home (số 20 ngõ 33 Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) sẽ kéo dài đến hết ngày 7/2/2018.
Triển lãm trưng bày những thư từ viết tay thú vị trong vòng một trăm năm qua. Có các bức thư của nhiều nhà trí thức gửi nhau (như thư Trần Dần gửi Dương Tường, thư của Mộng Tuyết gửi bạn, thư từ trong nhà Vương Hồng Sển…), cũng có những bức thư tình của người bình thường, có thư trao đổi về công việc...