80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

17 học sinh Thanh Xuân Bắc bị rối loạn tiêu hóa: Có thể do thực đơn chưa phù hợp

Kinhtedothi - Xung quanh phản ánh 17 học sinh trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) biểu hiện rối loạn tiêu hóa khi ở nhà, bà Đỗ Thị Tố Nga - Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc cho biết, có thể do thực đơn bố trí món ăn chưa phù hợp.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc Đỗ Thị Tố Nga cho biết, ngày 30/1, sau khi nhận phản ánh 17 trường hợp học sinh biểu hiện rối loạn tiêu hóa khi ở nhà, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận, lãnh đạo phường Thanh Xuân Bắc đã đến trường làm việc và kiểm tra bữa ăn bán trú ngày 29/3. Bữa ăn hôm đó gồm: Bún giò gà, bánh kem Hải Hà và sữa tươi học đường.
Khu vực bếp ăn trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc.
Nhà trường đã báo cáo quy trình giao nhận thực phẩm và tình hình học sinh tại thời điểm trước và sau khi các học sinh ăn ngày 29/3, đồng thời, niêm phong mẫu thức ăn của bữa trưa, sữa học đường. Sau đó, nhà trường mời một số phụ huynh đến gặp gỡ trao đổi về thực đơn.
Trong buổi gặp gỡ, một số phụ huynh vắng mặt, một số cho biết tình trạng học sinh đã ổn định. Các giáo viên và phụ huynh phản ánh, không có học sinh nào phải nhập viện. Có 2 học sinh được gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra, một học sinh xét nghiệm phân và một học sinh xét nghiệm máu, kết quả xét nghiệm bình thường.
Nhà trường đã có văn bản báo cáo lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân về việc xác minh, kiểm tra ATTP trong bữa ăn bán trú ngày 29/3. Thứ Hai (ngày 1/4), các học sinh này đến trường hoàn toàn bình thường. Mẫu thức ăn bữa trưa ngày 29/3 cũng đã được nhà trường gửi đi xét nghiệm, dự kiến vài ngày nữa sẽ có kết quả.
“Có khả năng một số học sinh bụng yếu do ăn bún lạnh, sau đó ăn bánh kem tươi cuộn và uống sữa. Đây là sơ suất, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, rà soát và điều chỉnh lại thực đơn phù hợp. Thực đơn hàng ngày sẽ được công khai trên website của trường. Phụ huynh có thể đến trường để cùng tham gia giám sát bữa ăn của các con” - bà Nga chia sẻ.
Theo bà Đỗ Thị Tố Nga, việc nhận và kiểm tra thực phẩm của nhà bếp có sự giám sát của đại diện Ban giám hiệu, đại diện Ban Thanh tra Nhân dân và giáo viên trực tuần. Khu vực bếp ăn của nhà trường trang bị đầy đủ tủ sấy bát, đĩa, tủ lạnh, tủ lưu mẫu thực phẩm sống và chín riêng biệt. Trường thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng theo quy định và có hợp đồng giao nhận thực phẩm, cam kết trách nhiệm với các cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín đã có Giấy chứng nhận về ATTP trên địa bàn.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Sở đã nắm được thông tin vụ việc các học sinh bị rối loạn tiêu hóa sau bữa ăn tại trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc và đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT quận khẩn trương xác minh vụ việc, báo cáo lại về Sở.
  Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội phối hợp với Phòng Y tế quận Thanh Xuân xác minh nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc thực phẩm mà học sinh ăn trong ngày 29/3.

UBND quận Thanh Xuân đã xây dựng mô hình “Nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học năm 2019” tại các trường học. Quận chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự thành lập tổ kiểm soát ATTP của trường với sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường, công đoàn, mời đại diện Ban phụ huynh học sinh; có biên bản kiểm soát không lấy thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng; kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng, thực phẩm đưa vào chế biến. Bên cạnh đó, Phòng Y tế phối hợp Trung tâm Y tế, Thú y kiểm tra đột xuất, thường xuyên, tiến hành thử test nhanh phát hiện thực phẩm không đảm bảo chất lượng...

Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

15 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn và hàng giả – những thứ đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe người dân và phá hoại lòng tin vào kỷ cương pháp luật – đã không còn là câu chuyện của những vụ vi phạm lẻ tẻ. Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ án lớn được phát hiện, từ đó bộc lộ kẽ hở của pháp luật và đâu đó xuất hiện bóng dáng những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ vì lợi ích riêng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ