Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

2 giải pháp đột phá cần tập trung

Kinhtedothi - Kỳ thi THPT Quốc gia tiếp tục được Bộ GD&ĐT khẳng định, sẽ có những đổi mới trong thời gian tới. Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT Lê Viết Khuyến bày tỏ, để khắc phục tiêu cực trong thi cử, cần phải thực hiện đột phá 2 giải pháp lớn.
 Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT Lê Viết Khuyến
Thứ nhất, là phải kiện toàn ngân hàng câu hỏi và cách soạn đề thi. “Bộ GD&ĐT cần phải xem mục đích của kỳ thi là gì để thiết kế đề thi tiêu chuẩn. Để làm được điều đó, trước hết Bộ phải bám sát chuẩn đầu ra của các môn học trong chương trình phổ thông để soạn đề thi.
Đề thi phải thiết kế làm sao để thí sinh đạt yêu cầu tối thiểu của chương trình thì mới được tốt nghiệp (tức là thí sinh phải đạt tối thiểu 5 điểm/1 bài thi; dưới 5 đều là liệt)” - ông Khuyến nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chuẩn đầu ra phải căn cứ vào mặt bằng chung của học sinh cả nước. Ngoài ra, đề thi sẽ có những câu hỏi khác ở mức độ khó hơn, cao hơn để các trường ĐH có thể sử dụng kết quả xét tuyển sinh.
“Nhưng theo tôi, điểm thi tốt nghiệp THPT cũng chỉ nên sử dụng để xét tuyển đối với các trường tốp dưới và tốp giữa. Các trường ĐH tốp trên nên tổ chức tuyển sinh riêng theo điều 34 Luật Giáo dục ĐH, tùy theo điều kiện của mình. Khi thực sự kiện toàn đề thi tiêu chuẩn hóa thì một năm có thể tổ chức thi 2 lần, 3 lần như nhiều nước trên thế giới” - ông Khuyến nói.
Thứ hai, kỳ thi THPT Quốc gia cần tiếp tục phân cấp về cho địa phương tổ chức. Trong trường hợp địa phương nào để xảy ra sai sót, người đứng đầu (Chủ tịch UBND tỉnh, TP) phải chịu trách nhiệm chính trước Thủ tướng. “Tôi tin với việc gắn trách nhiệm như vậy, các địa phương sẽ huy động tất cả nguồn lực của mình để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tốt, hiệu quả” - ông Khuyến bày tỏ.
Còn việc làm thế nào để có một đề thi tiêu chuẩn hóa, theo ông Khuyến, một đề thi chuẩn hóa thì có 50% số câu hỏi cơ bản bám sát chuẩn đầu ra môn học – yêu cầu thí sinh phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu, còn 50% số câu còn lại có yêu cầu cao hơn để đề có tính phân hóa cao.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhu cầu nhân lực ngành Công nghiệp chip và bán dẫn ngày càng cao

Nhu cầu nhân lực ngành Công nghiệp chip và bán dẫn ngày càng cao

06 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Việt Nam là địa điểm hấp dẫn các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới đầu tư và chuyển giao công nghệ; tuy nhiên, nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Cùng với nhiều trường đại học, các trường cao đẳng đang đào tạo Công nghiệp chip và bán dẫn để cung cấp nhân lực cho thị trường lao động.

Trường Liên cấp Newton bội thu thành tích tại kỳ thi lớp 10

Trường Liên cấp Newton bội thu thành tích tại kỳ thi lớp 10

05 Jul, 05:01 PM

Kinhtedothi- Tại kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026, Trường Liên cấp Newton đã có một mùa bội thu quả ngọt khi tiếp tục góp mặt trong tốp đầu bảng xếp hạng trường có điểm trung bình xét tuyển cao nhất và hơn 78 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên.

Nam sinh giành cú đúp Thủ khoa chuyên toán, tiếp tục lập thành tích cao

Nam sinh giành cú đúp Thủ khoa chuyên toán, tiếp tục lập thành tích cao

05 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi – Mùa tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026, một trong những Thủ khoa nổi bật nhất gọi tên Bùi Nhật Minh (Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành) khi em xuất sắc lập cú đúp Thủ khoa chuyên toán của 2 trường THPT chuyên danh tiếng: chuyên Khoa học Tự nhiên, chuyên Đại học Sư phạm và đỗ NV1 chuyên toán với điểm số cao vào chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ