22 sự kiện đặc sắc sẽ diễn ra trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam
Kinhtedothi - Sáng 9/5, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp báo thông tin 13 hoạt động văn hóa, xúc tiến du lịch lớn diễn ra tại Festival Di sản Quảng Nam 2017 (từ mùng 9 đến 16/6).
Tin liên quan
-
Festival Nghề truyền thống Huế: Ấn tượng "Hội họa Huế và áo dài"
- Hoành tráng chương trình khai mạc Festival nghề truyền thống Huế năm 2017
Ông Đình Hài – Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cho biết: “Festival Di sản Quảng Nam lần thứ XI sẽ khai mạc lúc 9 giờ ngày 9/6 tại bãi biển Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam) và bế mạc lúc 20 giờ ngày 16/6 tại TP Hội An. Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI năm 2017 có 22 sự kiện khá đặc sắc”. Trong đó có 13 hoạt động lớn diễn ra trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam như: Hội thi hợp xướng quốc tế diễn ra từ ngày 7 đến mùng 10/6 tại Hội An với sự tham gia của 32 đoàn hợp xướng trong đó có 24 đoàn quốc tế; cùng 1500 nghệ sĩ đến từ 15 quốc gia như: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia…
Festival diều quốc tế diễn ra từ 8 đến 11/6 tại phường Cẩm An (TP Hội An) và bãi biển Tam Thanh (TP Tam Kỳ) có 90 nghệ nhân trong nước và 28 nghệ nhân đến từ 12 quốc gia biểu diễn khoảng 3000 con diều truyền thống và hiện đại.
Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới diễn ra từ 12 đến 13/6 với sự tham gia của Hiệp hội tơ lụa các nước: Nhật, Trung Quốc, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Thái Lan… Hiệp hội tơ lụa châu Á, Hiệp hội tơ lụa thế giới cùng 20 làng nghề trong nước. Giải lướt ván buồm vô địch thế giới và đua thuyền Việt Nam mở rộng với 200 vận động viên từ 30 quốc gia tham dự. Từ 11 đến 14/6 Liên hoan ẩm thực quốc tế diễn ra từ 12 đến 14/6 với sự tham gia của các đầu bếp trong nước và các đầu bếp của 10 quốc gia. Triển lãm di sản văn hóa biển đảo Việt Nam tổ chức từ ngày 9 đến 14/6.
Liên hoan hát bài Chòi các tỉnh miền Trung Việt Nam và trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với sự tham gia của 19 tỉnh TP. Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động văn hóa, thể thao khác như: Lễ hội sâm núi Ngọc Linh; Trình diễn nghi thức dựng cây niêu các dân tộc Việt Nam; Hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch; Hội chợ Festival Di sản Quảng Nam 2017…
Điểm nhấn là triển lãm Di sản văn hóa biển đảo Việt Nam trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam 2017. Triển lãm được tổ chức tại quảng trường Tam Thanh từ ngày 9 đến 16/6 bao gồm 2 nội dung trưng bày chính: Khu vực triển lãm chung “Di sản văn hóa biển đảo Việt Nam” sẽ cho thấy một bức tranh tổng quát về biển đảo Việt Nam từ giai đoạn lịch sử trước cho đến hiện nay với khu vực trưng bày tư liệu, hiện vật, bản đồ cổ, tư liệu Hán Nôm về Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam. Trưng bày 19 châu bản triều Nguyễn có nội dung về chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tại đây cũng giới thiệu về 150 hiện vật về văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, hiện vật trang phục, lễ hội cư dân vùng biển của các Bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân. Triển lãm sẽ giới thiệu hiện vật về nội dung bảo vệ vững chắc biển đảo Việt Nam với 100 hình ảnh thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam qua các giai đoạn. Triển lãm cũng giới thiệu nét văn hóa của biển đảo Việt Nam trong lòng các dân tộc và bạn bè quốc tế thông qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về biển đảo. Tại khu trưng bày thường xuyên chiếu các phim tư liệu về biển đảo.
Ngoài khu vực trưng bày chung còn có khu vực chung bày riêng của 16 tỉnh thành với tên gọi: Không gian “Sắc màu di sản văn hóa – Du lịch biển đảo” sẽ giới thiệu các nét văn hóa du lịch biển đảo. Quảng Nam giới thiệu Cù Lao Chàm, Hội An, Tam Thanh. Đà Nẵng giới thiệu trưng bày di sản văn hóa du lịch biển đảo Hoàng Sa, Quảng Trị giới thiệu Cồn Cỏ, Khánh Hòa giới thiệu Trường Sa…
Đây là lần thứ 6 tỉnh Quảng Nam tổ chức Festival Di sản giới thiệu nét văn hóa, di sản độc đáo. Đây là sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao, kinh tế tổ chức thường niên với quy mô ngày càng lớn, và có xu hướng được quốc tế hóa các sự kiện trong phần nội dung của Festival.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Chuyện chưa từng kể về những “ông lợn”… nằm kiệu ở La Phù
Kinhtedothi – Nâng ống điếu lên, rít hơi thuốc lào thật sâu, ông Nguyễn Phú Sơn chậm rãi kể: “Năm ấy cũng lạ, nuôi cá...XEM THÊM -
Nét đẹp Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cu Đê
Kinhtedothi - Hòa chung trong không khí đầu xuân Kỷ Hợi 2019, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) vừa tổ chức thành công Giả...XEM THÊM -
Hơn 700 VĐV tranh tài ở Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2019
Kinhtedothi - Sáng 16/2, tại hồ Tây (khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng và trục đường Thanh Niên - Nguyễn Đình Thi, quận Tâ...XEM THÊM -
Truyện ngắn: Hoa trải xuống thềm
Kinhtedothi - Tôi là bông hoa hồng ngoài vườn. Một bông hoa vừa được chị chủ hái vào cắm trong chiếc bình đặt lên bàn...XEM THÊM -
Hàng trăm thanh niên diễu hành tuyên truyền xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
Kinhtedothi - Sáng 16/2, tại vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Sở VH&TT Hà Nội đã tổ chức ra quân phát độ...XEM THÊM -
Nét đẹp Hội chữ Xuân
Kinhtedothi - Hội chữ Xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã thu hút nhiều khách đến tham quan, xin chữ ...XEM THÊM
-
Giải hạn làm sao được với tâm sân, si?
Kinhtedothi - Trước thực tế rất nhiều người đến các phủ, đền, chùa đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS.TS Nguyễn Hùng Hậu - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu...16-02-2019 09:32
-
Khi tín ngưỡng nhuốm màu sắc trục lợi
Kinhtedothi - Những ngày xếp hàng dài chờ đến ngày dâng sao Kế Đô, Thái Bạch… vẫn chưa dứt trong tháng Giêng Kỷ Hợi. Những hiện tượng đổ xô đi cúng lễ giải hạn, đội mưa xếp hàng mua vàng ngày Thần ...16-02-2019 09:27
-
Cầu thủ Việt Nam xuất ngoại: Nhiều kỳ vọng, lắm âu lo
Kinhtedothi - Sau thành công tại VCK Asian Cup 2019, bóng đá Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình tại đấu trường châu lục. Với tài năng cũng như những gì các cầu thủ đã thể hiện, họ được các...16-02-2019 09:02
-
Phật tại tâm
Kinhtedothi - Có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Thật ra từ nhiều năm lại đây, không phải đợi đến ngày Rằm tháng đầu tiên của năm mới lịch ta, mọi người mới đi lễ chùa.16-02-2019 08:57
-
HLV Trần Minh Chiến nói gì trước trận Siêu Cup với Hà Nội FC?
Kinhtedothi - Chiều 15/2, đã diễn ra buổi họp báo trước trận tranh Siêu Cup Quốc gia giữa Hà Nội FC và Becamex Bình Dương.16-02-2019 07:05
- 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Trên ranh giới khốc liệt giữa chiến tranh và hòa bình
- Hơn 12.000 thanh niên Thủ đô đồng loạt thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ
- HLV Chu Đình Nghiêm chia sẻ mục tiêu của Hà Nội FC sau khi vô địch Siêu Cup
- Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo Thủ đô
- Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2019): Thể hiện sức mạnh của lực lượng tại chỗ
- [Ảnh] Hấp dẫn với màn tranh tài tại Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội 2019
- Chính thức hóa nền kinh tế phi chính thức: Cải thiện số thu, hạn chế tiêu cực
- Hơn 700 VĐV tranh tài ở Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2019
- [Sổ tay kinh tế] Không chia cổ tức bằng tiền mặt, cổ đông có thiệt?