Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

4 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, điện thoại và linh kiện liên tục dẫn đầu

Kinhtedothi - Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2019, cả nước có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 51,6%.
Nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Báo cáo công bố ngày 29/7/2019 của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2019 ước tính đạt 288,47 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5,6%) và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 29%). Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 1,8 tỷ USD.
Về xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2019 ước tính đạt 22,60 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,99 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 15,61 tỷ USD, tăng 6,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 44 tỷ USD, tăng 12,2%, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101,13 tỷ USD, tăng 5,6%, chiếm 69,7% (tỷ trọng giảm 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).
Đáng chú ý, 7 tháng đầu năm 2019, cả nước có 24 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm 51,6%). Trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 27,3 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Xếp sau là mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,9%; Đứng thứ 3 là hàng dệt may đạt 18,3 tỷ USD, tăng 10,5%; Tiếp đó, giày dép đạt 10,4 tỷ USD, tăng 13,8%.
Các vị trí tiếp theo thuộc về: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,7 tỷ USD, tăng 7,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,7 tỷ USD, tăng 16,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,9 tỷ USD, tăng 5,9%; thủy sản đạt 4,6 tỷ USD, giảm 1,9%.
Bên cạnh đó thống kê cũng chỉ rõ, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản 7 tháng năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 0,3%; cà phê đạt 1,8 tỷ USD, giảm 18,7% (lượng giảm 7,6%); hạt điều đạt gần 1,8 tỷ USD, giảm 11% (lượng tăng 13,8%); gạo đạt 1,7 tỷ USD, giảm 14% (lượng tăng 0,8%). Riêng cao su đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,4% (lượng tăng 8,2%) và hạt tiêu đạt 528 triệu USD, tăng 1,9% (lượng tăng 35,1%).
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỷ USD trong 7 tháng năm 2019, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 24,3 tỷ USD, tăng 0,4%; Trung Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 0,1%; thị trường ASEAN đạt 15,2 tỷ USD, tăng 5,5%; Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, tăng 4,4%.
Về nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7/2019 ước tính đạt 22,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7 tăng 5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 164,3%; than đá tăng 122,1%; ô tô tăng 36,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 19,5%.
Tính chung 7 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 143,34 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 60,83 tỷ USD, tăng 12,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,51 tỷ USD, tăng 5,3%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 42 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 26,6 tỷ USD, giảm 0,8%; thị trường ASEAN đạt 18,8 tỷ USD, tăng 5,2%; Nhật Bản đạt 10,5 tỷ USD, giảm 0,4%; thị trường EU đạt 8,29 tỷ USD, tăng 8,6%; Hoa Kỳ đạt 8,27 tỷ USD, tăng 8,6%.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: hướng xây dựng sản phẩm OCOP đặc sắc

Ninh Bình: hướng xây dựng sản phẩm OCOP đặc sắc

18 Jun, 07:22 PM

Kinhtedothi - Nhiều sản phẩm OCOP của Ninh Bình đã phát huy được thế mạnh, nguồn nguyên liệu được tận dụng, sẵn có tại địa phương, tạo nên những sản phẩm OCOP là đặc sản vùng miền.

Tôn vinh hàng Việt - khơi dậy nội lực quốc gia

Tôn vinh hàng Việt - khơi dậy nội lực quốc gia

12 Jun, 01:47 PM

Kinhtedothi - Tối 11/6, Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố, mở màn chuỗi sự kiện tiêu dùng - du lịch - xúc tiến thương mại lớn trong mùa hè sôi động của Đà Nẵng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ