5 điều không tưởng về cholesterol

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một trong những định kiến dai dẳng của thế giới là người Mỹ dễ bị mắc chứng nghẽn mạch máu hoặc đau tim do cholesterol gây ra nhất.

Ngay cả khi bạn cho rằng mình đã hiểu hết về cholesterol, vẫn còn một số điều bất ngờ mà bạn chưa từng nghĩ tới. Hãy khám phá 5 điều không tưởng về cholesterol để biết rõ ai dễ mắc các bệnh liên quan đến cholesterol, loại thực phẩm nào chứa nhiều chất này và tại sao đôi lúc cholesterol không phải là chất có hại.

Lầm tưởng 1: Người Mỹ có tỷ lệ cholesterol cao nhất thế giới

Một trong những định kiến dai dẳng của thế giới là người Mỹ dễ bị mắc chứng nghẽn mạch máu hoặc đau tim do cholesterol gây ra nhất.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, đàn ông Mỹ xếp thứ 83 trên thế giới về tổng số cholesterol trung bình chứa trong cơ thể, và phụ nữ Mỹ xếp thứ 81, mức trung bình là 197mg/dl, dưới mức nguy hiểm.

Đây là chỉ số đáng ngưỡng mộ đối với một quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Và thật ngạc nhiên là những quốc gia xếp hạng báo động hàng đầu thế giới lại là Colombia với mức cholesterol trung bình trong nam giới là 244 – mức nguy hiểm, và phụ nữ Israel, Libya, Na Uy, và Uruguay ở mức báo động nguy hiểm là 232.

Lầm tưởng 2: Trứng là tác nhân gây ra béo phì

Sự thật là trứng chứa hàm lượng cholesterol cao trong thực đơn hằng ngày của bạn – trên 200 mg, chiếm tới hơn 2/3 mức giới hạn cho phép mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề ra - 300 mg/ngày. Tuy nhiên, mức Cholesterol có trong loại thực phẩm này gần như không nguy hiểm như bạn nghĩ.

Tại sao bạn không ăn một hoặc hai quả trứng trong tuần bởi ăn một vài lần trong vòng 7 ngày không hề gây nguy hiểm cho cơ thể bạn. Thực tế, trứng là thực phẩm giàu protein và chứa chất béo không bão hòa, được xem là chất béo có lợi cho sức khỏe.

Lầm tưởng 3: Trẻ em không thể mắc chứng thừa cholesterol

Hầu hết mọi người nghĩ rằng thừa cholesterol là vấn đề của người trung tuổi. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng, xơ vữa động mạch, triệu chứng thu hẹp các động mạch dẫn đến đau tim, có thể bắt đầu sớm nhất từ lúc bạn 8 tuổi.

Tháng 7/2008, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố hướng dẫn về trẻ em và cholesterol, trong đó khuyến cáo rằng, trẻ em thừa cân, cao huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch phải kiểm tra hàm lượng cholesterol từ lúc hai tuổi.

Cũng theo bản hướng dẫn này, trẻ mắc chứng thừa cholesterol nên hạn chế những thức phẩm chứa chất béo bão hòa, cụ thể là giảm xuống còn 7% hàm lượng calo và nạp không quá 200mg cholesterol mỗi ngày. Ngoài ra nên cho trẻ bổ sung chất xơ và tập thể dục thường xuyên.

Lầm tưởng thứ 4: Thực phẩm tốt cho tim mạch là loại chứa “0 mg Cholesterol”

Thật ngạc nhiên là cholesterol cũng được đề cập đến trong thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn uống của bạn. Điều quan trọng là hàm lượng đó như thế nào thì thừa và đủ, và nó có trong loại thực phẩm nào. Chất béo bão hòa (có trong thực phẩm từ động vật và các sản phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có trong thực phẩm đóng gói) có thể gây tác hại cho cơ thể.

Lầm tưởng thứ  5: cholesterol luôn là chất có hại

Hầu hết mọi người khi nghe tới từ cholesterol đều liên tưởng đến một loại chất có hại. Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, thực tế nó phức tạp hơn chúng ta tưởng. Hàm lượng Cholesterol cao có thể gây nguy hiểm, nhưng chính Cholesterol cũng là một chất cần thiết cho việc duy trì sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Đó là lý do tại sao cơ thể của bạn chế tạo ra chất sáp màu trắng (khoảng 75% cholesterol trong máu của bạn được tạo ra từ gan và các tế bào ở những cơ quan khác trong cơ thể).

Vai trò của cholesterol trong bệnh tim mạch cũng thường bị hiểu sai. Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi LDL (Cholesterol có hại cho cơ thể) và HDL (cholesterol có ích cho cơ thể). LDL - loại cholesterol có hại cho cơ thể, là loại gây ra chứng nghẽn mạch máu, nguyên nhân chính của các bệnh tim và xuất huyết não, so với loại cholesterol có trong thực phẩm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần