Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

9 tháng lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 6.002 tỷ đồng

Kinhtedothi - Báo cáo tài chính quý III/2017, đến hết 30/09/2017, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho thấy, tổng tài sản đạt 1.125.908 tỷ đồng, tăng trưởng 11,9% so với đầu năm, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá, đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.053.841 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% so với đầu năm, trong đó tiền gửi khách hàng đạt 823.073 tỷ đồng, tăng 13,36% so với đầu năm.
 
Tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kỳ hạn ngắn. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt gần 1.080.702 tỷ đồng, tăng 13,7% so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (tăng 12,16%). Trong đó cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đạt 828.007 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao) tăng trưởng 19,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ.

Hoạt động bán lẻ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống: Huy động vốn bán lẻ tăng trưởng 14,3% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 56,2% tổng huy động vốn; Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 19,6% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ.

Tổng thu nhập hoạt động đạt 27.785 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm riêng Ngân hàng đạt 6.002 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. BIDV thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ để lành mạnh hóa tài chính. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.

BIDV cho biết, hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2017 diễn biến tích cực, tạo đà để BIDV hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh năm 2017 được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Việc tăng trưởng tín dụng tốt ngay từ đầu năm đã làm gia tăng nguồn thu ròng từ lãi, bên cạnh đó hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối cũng như thu nợ ngoại bảng tốt đã góp phần vào tăng trưởng kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của BIDV.

Trong 3 tháng cuối năm 2017, BIDV tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng gắn chặt với chất lượng và hiệu quả, tăng cường quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực; Tăng trưởng huy động vốn với chi phí hợp lý, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn; Nỗ lực gia tăng các nguồn thu phi lãi để đảm bảo hiệu quả chung; Tập trung nguồn lực để triển khai phương án tái cơ cấu gắn với công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020; xúc tiến các công việc liên quan đến triển khai phương án tăng vốn theo lộ trình...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ