80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

90% ý kiến phản hồi ủng hộ phương án vị trí ga ngầm C9

Kinhtedothi - Sau 3 tuần trưng bày, phương án vị trí và tổng mặt bằng ga ngầm C9 đã nhận được gần 1.800 ý kiến phản hồi, 90% trong số đó đồng thuận.
Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội Lê Trung Hiếu cho biết, đã có hàng vạn lượt người dân và khách tham quan phương án vị trí và tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Người dân tham quan phương án vị trí và tổng mặt bằng ga ngầm C9.
“Phương án ga ngầm C9 không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân sinh sống trong khu vực mà cả ở những địa phương khác tại Hà Nội. Đặc biệt, khách du lịch trong và ngoài nước cũng rất hứng thú với ý tưởng xây dựng ĐSĐT đi ngầm trong khu vực trung tâm TP này” - ông Hiếu cho hay.

Trong 3 tuần trưng bày, phương án xây dựng ga ngầm C9 đã nhận được 1.781 phiếu ý kiến phản hồi, trong đó 90% đồng thuận, 7% không đồng thuận và 3% bỏ phiếu “trắng”.

Đặc biệt, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, sử học vốn rất thận trọng với Dự án đã thay đổi quan điểm sau khi xem xét phương án được đưa ra trưng bày, lấy ý kiến công khai.

Giáo sư sử học Phan Huy Lê cho biết, khi mới đề xuất nghiên cứu Dự án, Hà Nội phải đứng trước lựa chọn rất khó khăn giữa việc nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông, phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị lịch sử, tinh thần.

“Tuy nhiên, phương án do Chủ đầu tư đưa ra đã thuyết phục được tôi, khiến tôi yên tâm vì hài hòa được cả nhu cầu phát triển lẫn mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của quần thể di sản hồ Hoàn Kiếm”, Giáo sư Phan Huy Lê khẳng định.

Ga ngầm C9, tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đề xuất đặt tại vị trí Km9 + 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm. Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm có kích thước dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga).

Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới hồ Hoàn Kiếm là khoảng 10m; tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81m; tới đền Bà Kiệu khoảng 83m; tới Tháp Bút khoảng 36m; tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ khoảng 120m.

Phương án vị trí và tổng mặt bằng ga ngầm C9 được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm từ 9 - 31/3 vừa qua.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phú Thọ: tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

17 Jul, 05:42 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông vừa chủ trì hội nghị chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, có chiều dài gần 100km đi qua địa bàn 5 phường, 15 xã của tỉnh Phú Thọ.

Hướng dẫn 3 hướng di chuyển khi sửa chữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Hướng dẫn 3 hướng di chuyển khi sửa chữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

17 Jul, 12:28 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/7 đến 14/8, tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sẽ thực hiện thi công sửa chữa khe co giãn, ảnh hưởng đến tốc độ và số làn xe lưu thông. Để hạn chế nguy cơ ùn tắc, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố 3 phương án di chuyển thay thế dành cho các phương tiện từ Đồng Nai về TP Hồ Chí Minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ