AEC và những tác động
Kinhtedothi - Cộng đồng AEC đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2016. Với việc hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa; dịch vụ; đầu tư; vốn; lao động có tay nghề, AEC sẽ tác động chủ yếu trên ba lĩnh vực cơ bản.
Đối với thương mại, tính toán của Bộ Công Thương cho thấy, hiện thương mại nội khối AEC chỉ chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch của khối nói chung, kém xa mức 60% của Liên minh châu Âu (EU) và 40% của Cộng đồng Kinh tế Bắc Mỹ. Đối với Việt Nam, xuất - nhập khẩu với ASEAN chỉ chiếm 10% đối với tổng kim ngạch xuất khẩu và 20% nhập khẩu. Thêm vào đó, nhiều nước trong khối cũng là thành viên của WTO, nên việc mở rộng thương mại nhờ AEC cũng không tạo ra nhiều khác biệt, hay đột phá lớn trong việc khuyến khích thương mại nội khối so với bối cảnh có WTO. Vì thế, trong ngắn hạn, tác động từ AEC đối với thương mại của Việt Nam là không đáng kể.

Đối với đầu tư, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng cho thấy, đầu tư nội khối chiếm tỷ trọng rất thấp trong dòng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư của Singapore chủ yếu là vào lĩnh vực khách sạn, du lịch, khu vui chơi sinh thái, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Vốn FDI từ Malaysia chủ yếu tập trung các liên doanh với các công ty sở hữu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục và dầu khí. Thái Lan chú trọng lĩnh vực bán lẻ và một phần đi vào sản xuất đồ nhựa. Như vậy có thể thấy, dòng vốn đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam không nhằm vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, mà chủ yếu là lĩnh vực bất động sản, dịch vụ. Ngược lại, dòng vốn FDI của Việt Nam vào khối rất thấp. Nói cách khác, sự đột phá tạo ra sự mở rộng dòng vốn FDI trong nội bộ ASEAN nhờ thành lập AEC là không lớn. Chính vì thế, việc hưởng lợi từ đầu tư FDI vào khối đối với Việt Nam không đáng kể, trong khi dòng FDI từ trong nội khối vào Việt Nam có thể tăng lên đáng kể.
Đối với di chuyển lao động, theo số liệu của Bộ LĐTB&XH, trong khối ASEAN, Singapore, Malaysia và Thái Lan là những nước nhận nhiều lao động nước ngoài nhất (nhận thuần), trong khi các nước, như Việt Nam, Phillippines, Campuchia và Lào - những nước xuất khẩu thuần lao động. Singapore, Malaysia và Thái Lan được cho là đang bước vào giai đoạn phát triển cao hơn, nhu cầu về lao động kỹ năng cao đang tăng trong khi nguồn cung lại chưa được đáp ứng. Đây là một yếu tố tốt đối với lao động ở các nước phát triển kém hơn, có thu nhập kém hơn. Tuy nhiên, việc thiếu đào tạo kỹ năng; thủ tục visa trong khối ASEAN chưa thống nhất; các khía cạnh chính trị, tôn giáo, văn hóa... vẫn sẽ là trở ngại cho sự gia tăng di cư lao động trên thực tế.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Tối hậu thư cho những dự án yếu kém
Kinhtedothi - Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương ng...XEM THÊM -
Doanh nghiệp Hà Nội đang đối diện với nhiều khó khăn do dịch Covid-19
Kinhtedothi - Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 3/2/2021 của UBND TP Hà Nội về triển khai quyết liệt các biện pháp...XEM THÊM -
[Infographic] Tháng 2/2021, giảm 20,3% số doanh nghiệp thành lập mới
Kinhtedothi - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2021, cả nước có 8.038 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng...XEM THÊM -
Ông Trịnh Văn Quyết hoàn tất mua thêm 15 triệu cổ phiếu FLC
Kinhtedothi - Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thông báo vừa hoàn tất mua thêm 15 triệu cổ phiếu FLC, nâng tỉ lệ...XEM THÊM -
Người phụ nữ “đem vị ngọt cho đời”
Kinhtedothi - Kế tục nghề làm bánh kẹo truyền thống từ ông bà để lại, nghệ nhân, doanh nhân Ngô Thị Tính - Tổng Giám ...XEM THÊM -
Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh
Kinhtedothi -Ngày 3/3, tỉnh Quảng Ninh cùng với Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, tổ chức hội nghị tháo gỡ khó...XEM THÊM
-
Bổ sung khu công nghiệp Đồng Sóc vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Đồng Sóc quy mô 208,5 ha tại xã Vân Xuân, xã Vũ Di và thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vào Quy ...03-03-2021 19:44
-
Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phố Nối A
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5 ha. Dự án trên do Công ty...03-03-2021 19:39
-
Vì sao Sun Group nhiều năm liền nằm trong top doanh nghiệp dẫn đầu về môi trường làm việc?
Kinhtedothi - Chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, môi trường làm việc nhân văn, văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng... là những điểm mấu chốt khiến Sun Group là môi trường làm việc...03-03-2021 15:31
-
Bổ sung quy định chuyển cửa khẩu hàng nhập tại cảng cạn Long Biên (Hà Nội)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg trong đó bổ sung quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Long Biên TP Hà Nội.03-03-2021 15:00
-
Nam A Bank trao ô tô Vinfast cho khách hàng may mắn trúng thưởng
Kinhtedothi - Vừa qua, Nam A Bank tổ chức Lễ trao thưởng Giải đặc biệt chương trình khuyến mại “Sinh nhật rộn ràng – Mở lối đón xế vàng”. Chủ nhân của chiếc ô tô Vinfast Lux A2.0 Base trị giá hơn 1...03-03-2021 14:25
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Vaccine “made in Việt Nam” Covivac ngừa Covid-19 : Đã có hơn 400 người đăng ký tiêm thử nghiệm
- Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
- Hà Nội: Từ đêm 6/3 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 16 -18 độ
- [Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
- Ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm tại Việt Nam
- Sáng 5/3, hoàn thành hạ giải 2 cánh cửa mới, trả lại nguyên trạng cho Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng