Ai quyền uy hơn?

Nguyên Sa
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ở châu Âu hiện đang diễn ra giải vô địch bóng đá (Euro 2020) mà nếu như không có dịch Covid-19 thì đã được tổ chức từ năm ngoái.

Bóng đá là thể thao nhưng chính lúc này lại có thể thấy thể thao làm chính trị như thế nào và Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) quyền uy ra sao trước Chính phủ các quốc gia châu Âu. Cụ thể ở hai chuyện.

Chuyện thứ nhất là việc UEFA cấm sân vận động Allianz Arena ở Munich (Đức) được sáng mầu sắc cầu vồng - màu sắc biểu trưng cho sự bình đẳng giữa các giới tính khác nhau. Bản thân sự hiện diện của màu sắc cầu vồng này đã đủ để phát đi thông điệp chính trị. Nước Đức nói riêng và EU nói chung ủng hộ và thực hiện việc đảm bảo bình đẳng giữa các giới tính và vì thế hậu thuẫn sự hiện diện của màu sắc cầu vồng, đặc biệt ở những sự kiện thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo công chúng như Euro 2020. Nhưng UEFA cấm và lập luận cho quyết định này bằng quan điểm là phải tách biệt giữa thể thao và chính trị. Phía Đức không thể không tuân thủ quyết định này của UEFA nếu như không muốn bị trừng phạt rất nặng, thậm chí có thể cả bị truất quyền thi đấu tiếp. Và vì để đảm bảo được thi đấu tiếp, phía Đức chắc sẽ ngộm bồ hòn làm ngọt quy thuận UEFA.

Chuyện thứ hai là trận chung kết bóng đá dự kiến sẽ diễn ra ở Thủ đô London của nước Anh. Nước Anh lại bị dịch Covid-19 hoành hành với biến chủng virus Delta. Để đối phó dịch bệnh thì phải giãn cách xã hội. Chính phủ nhiều nước châu Âu đã lên tiếng yêu cầu UEFA tổ chức trận chung kết ở nơi khác, dịch bệnh không nghiêm trọng. Nhưng UEFA doạ chính phủ Anh là sẽ dời địa điểm diễn ra trận chung kết sang nơi khác nếu Chính phủ Anh áp dụng quy định giãn cách xã hội. Chính phủ Anh lập tức quả quyết sẽ đảm bảo cho ít nhất hơn 60.000 khán giả vào sân xem trực tiếp như UEFA yêu cầu. Chính phủ các nước khác không làm gì được nữa.

Vậy ai quyền uy hơn ai ở châu Âu hiện tại?

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần