Alphabet đang đóng cửa dự án Loon cung cấp Internet cho các vùng nông thôn

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Loon là dự án cung cấp Internet cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa hay những nơi gặp khó khăn do thiên tai, bão lũ. Sau 8 năm hoạt động, hành trình của Loon sắp kết thúc.

 Alphabet đang đóng cửa dự án Loon cung cấp Internet cho các vùng nông thôn
Loon được Alphabet Inc, công ty mẹ của Goolge giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 6/2013. Dự án Loon được tạo ra với mong muốn mang lại kết nối cho những nơi khó tiếp cận Internet, Loon sử dụng khí cầu bay trong tầng bình lưu ở độ cao từ 18 km đến 25 km để tạo ra mạng không dây trên không với tốc độ lên tới 1 Mbit/s. Những nơi Loon đặt chân đến sẽ mang đến cho người dân nơi đó có thể kết nối internet tốc độ cao, lượng truy cập dồi dào và đặc biệt sẽ được hưởng với giá ưu đãi nhất.
Thử nghiệm đầu tiên của Loon tại New Zealand trước khi ra mắt với những quả kinh khí cầu được bay trên không trung với khoảng cách trên 20km. Đến tháng 7/2020 dịch vụ Internet thương mại đầu tiên được Loon khai thác tại Kenya, bao gồm 35 quả kinh khí cầu bay trên không trung với diện tích bao phủ khoảng 50.000km vuông. Loon cũng đã cung cấp dịch vụ internet cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, triển khai khinh khí cầu đến Puerto Rico sau cơn bão Maria năm 2017 và đến Peru sau trận động đất vào năm 2019.
Thông báo cũng cho biết Loon tại Kenya sẽ được duy trì đến hết tháng 3/2021, để hỗ trợ cho những người có thể bị ảnh hưởng bởi việc mất dịch vụ của Loon, Loon đang cam kết khoản kinh phí lên đến 10 triệu USD để hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp tại đây.
Một số công nghệ của Loon như liên kết truyền thông quang học băng thông cao 20Gbps+ lần đầu tiên được sử dụng để truyền kết nối giữa các quả cầu ở tầng bình lưu đã tồn tại trong một dự án khác là Taara, sẽ mang Internet tốc độ cao, giá cả phải chăng đến cộng đồng chưa được kết nối ở Kenya.
Loon không phải là dự án duy nhất mà Alphabet đóng cửa. Trước đó, vào năm ngoái Alphabet cũng đã công bố kết thúc Makani, một dự án khai thác năng lượng gió với diều để tạo ra điện tái tạo. Năm 2016, dự án Foghorn, nghiên cứu cách tạo ra nhiên liệu sạch từ nước biển cũng đã không còn nằm trong kế hoạch phát triển của Alphabet.