Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ăn lòng lợn, một người đàn ông nguy kịch do mắc liên cầu khuẩn

Kinhtedothi - Chiều 14/4, thông tin từ Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư, đơn vị đã tiếp nhận một bệnh nhân nam T.V.L., (49 tuổi, trú tại Thái Bình) trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân, tập trung chủ yếu ở hai chân, hai tay. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể liên quan đến việc ông này đã ăn lòng lợn khoảng một tuần trước đó.

Rạng sáng 13/4, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng có mùi tanh tới 8 lần trong ngày; cơ thể mệt lả, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh. Ông được đưa đến BV trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản, duy trì vận mạch, sau đó chuyển khẩn cấp tới Trung tâm Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư điều trị cho bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn. Ảnh: BVCC

Tại đây, ông được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn ở người (Streptococcus suis) – một loại vi khuẩn nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người qua thực phẩm chưa nấu chín hoặc qua vết thương hở.

Bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, xuất hiện ban xuất huyết hoại tử lan rộng toàn thân, đặc biệt ở vùng mặt và tứ chi.

Ông L. được điều trị tích cực bằng kháng sinh, hồi sức dịch, thở máy, lọc máu và truyền các chế phẩm máu cần thiết (khối tiểu cầu, huyết tương tươi). Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ Đồng Phú Khiêm cảnh báo, bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như điếc, tổn thương thần kinh hoặc suy đa tạng. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử lan rộng toàn thân, đặc biệt ở vùng mặt và tứ chi. Ảnh: BVCC

Chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, lòng lợn hay bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ. Khi mua thịt, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh thịt có màu sắc bất thường, dấu hiệu phù nề hoặc xuất huyết. Người tham gia giết mổ, chế biến thịt lợn cần đeo găng tay, khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc. Nếu có vết thương hở ở tay chân, cần băng kín bằng gạc không thấm nước trước khi xử lý thực phẩm sống. Ngoài ra, với đồ ăn sẵn mua ngoài hàng, người dân nên trần lại bằng nước sôi hoặc nấu kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Gần 3,5 triệu người có thể tử vong do nhiễm khuẩn

Gần 3,5 triệu người có thể tử vong do nhiễm khuẩn

Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày bạn ăn thịt lợn?

Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày bạn ăn thịt lợn?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng

Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng

15 Apr, 06:38 PM

Kinhtedothi - Những ngày qua, vụ việc sản xuất, kinh doanh sữa giả được cơ quan chức năng phát hiện gây xôn xao dư luận. Nhiều người băn khoăn, lo lắng và không khỏi rùng mình khi nghĩ về hậu quả khôn lường có thể xảy ra trước nguy cơ từ sữa bột kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ