An toàn số cho nhà báo

Trang Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là chủ đề của hội thảo diễn ra chiều 19/4 tại Hà Nội, do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức.

 Quang cảnh hội thảo
Hội thảo là hoạt động nằm trong chương trình “Bảo vệ an toàn tác nghiệp cho nhà báo” do RED thực hiện, thuộc Dự án “Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế” do Bộ Các vấn đề toàn cầu (GAC) của chính phủ Canada hỗ trợ.
Theo thống kê thường niên 2017 của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng đầu trong danh sách có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc cục bộ, đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia bị tấn công vào lỗ hổng mật mã hóa, đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, vấn đề an toàn tác nghiệp trong môi trường số càng trở nên quan trọng đối với các nhà báo. Trên thế giới đã có rất nhiều tổ chức, trường đào tạo báo chí, các tổ chức xã hội về báo chí nghiên cứu sâu và có chương trình, hành động cụ thể để tăng cường an toàn tác nghiệp báo chí, thì ở Việt Nam đáng lo ngại là câu chuyện an toàn tác nghiệp báo chí vẫn chưa được đặt ra một cách toàn diện.

Tại hội thảo, các diễn giải đã cùng chỉ ra các nguy cơ ảnh hưởng đến nhà báo khi hoạt động trong môi trường số. Các nguy cơ này có thể đến từ “fake news” (tin giả), tấn công dữ liệu, tấn công nhà báo từ Facebook, đạo đức nghề nghiệp và ứng xử của nhà báo khi tham gia môi trường số… Bên cạnh việc trang bị kiến thức phòng vệ trong môi trường số, các nhà báo cần nâng cao nhận thức hơn nữa đối với vấn đề an toàn thông tin để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của hacker là khuyến cáo của các chuyên gia an ninh mạng.