[Ảnh] 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền

Theo TTXVN
Chia sẻ Zalo

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chỉ sau 15 năm đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám 1945.

 Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: 'Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy'. Đó cũng là tư tưởng bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra với cả thế giới ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: 'Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy'. Đó cũng là tư tưởng bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra với cả thế giới ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931 đã làm rung chuyển chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng đã vùng dậy trừng trị bọn cường hào, phản động, tay sai thực dân Pháp, thành lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức Xô Viết. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Ðảng đề ra là đúng đắn và để lại những bài học quý báu về xây dựng liên minh công-nông, về xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, về phát động phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Mặt trận Dân chủ Đông Dương tổ chức mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại Khu Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô), tháng 5/1938, trong Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939). Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ; quần chúng được giác ngộ về chính trị và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp... (Ảnh: TTXVN)
 Phụ nữ Hà Nội tham gia mít tinh mừng ngày Quốc tế Lao động tại Khu Đấu xảo (tháng 5/1938) do Mặt trận Dân chủ Đông Dương tổ chức, trong Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939). (Ảnh: TTXVN)
 Nhà của ông Hứa Gia Khởi, làng Nặm Quang (Trung Quốc), nơi Bác Hồ đã ở trong thời gian mở lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ Việt Nam (12/1940).(Ảnh: TTXVN)
 Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là 'những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc', là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là 'những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc', là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
 Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. (Ảnh: Tranh tư liệu/TTXVN phát)
 Cột mốc 108 - nơi Bác Hồ đặt chân về nước ngày 28/1/1941, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. (Ảnh: TTXVN)
 Nhân dân huyện Ba Tơ tham gia đánh chiếm đồn Ba Tơ ngày 11/3/1945. (Ảnh: TTXVN)
 Đội du kích Ba Tơ thành lập ngày 14/3/1945 sau ngày khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) nổ ra và giành thắng lợi (11/3/1945), thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu trong tổng khởi nghĩa ở miền Trung, góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. (Ảnh: TTXVN)
 Đội Cứu quốc quân tập luyện tại hang Lùng Đán, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 1/6/1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong ra đời ở Nam Bộ. Đây là phong trào thanh niên hoạt động theo định hướng của Đảng, có vai trò tích cực trong quá trình vận động, tập hợp lực lượng thanh niên chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. (Ảnh: TTXVN)
 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng minh (ảnh) là điều kiện thế giới vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: TTXVN)
 Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. (Ảnh: TTXVN)
 Đồng bào Sài Gòn tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25/8/1945, hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
  Đồng bào Sài Gòn tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25/8/1945, hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
 Nhân dân Sài Gòn với tầm vông nhọn tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 25/8/1945. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 19/8/1945, cả Thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 19/8/1945, cả Thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: TTXVN)
 Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19/8/1945. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng Tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: TTXVN)
 Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945.(Ảnh: TTXVN)

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần