Anh: Bất bình vì người di cư bị phân biệt đối xử

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh Alistair Carmichael đã lên án công ty G4S sau khi có thông tin, một trong những nhà thầu phụ của công ty, Jomast, đã sơn cửa màu đỏ với người tị nạn.

Nhiều người tị nạn cho biết họ nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công.
Nhiều người tị nạn cho biết họ nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công.
Các ngôi nhà được sơn cửa màu đỏ từ năm 2012. Các cửa ra vào này khiến những người tị nạn ở Middlesbrough, Anh dễ dàng được nhận ra. Và họ thường xuyên bị đổ lỗi cho các cuộc tấn công trong khi họ mới là nạn nhân của các hành vi lạm dụng hay phân biệt chủng tộc.
James Momoh, 40 tuổi, từ Liberia, bên ngoài ngôi nhà có cửa được sơn đỏ ở Middlesbrough, Anh
James Momoh, 40 tuổi, từ Liberia, bên ngoài ngôi nhà có cửa được sơn đỏ ở Middlesbrough, Anh
Những người tị nạn chủ yếu đến từ Syria và Đông Âu, cho biết họ đã phải chịu những lời nói cay độc và tục tĩu khi những người khác biết họ là người tị nạn. “Nhiều người chửi thề với tôi, một số người khác hét lên: Biến đi”, một người tị nạn cho biết.
Bagher Beyzavi từ Iran, cho biết nhà ông bị ném trứng và chai lọ.
Bagher Beyzavi từ Iran cho biết nhà ông bị ném trứng và chai lọ.
Hành động được so sánh với hành vi phân biệt chủng tộc vào thời kỳ Đức quốc xã khi những người Do Thái bị buộc phải mang ngôi sao màu vàng.
Ông Mohammed Bagher Bayzavi- một người tị nạn 58 tuổi, nói rằng, ngôi nhà ông sống thuộc sở hữu của công ty bất động sản Jomast, đã trở thành mục tiêu ném trứng, chai lọ của thanh niên địa phương. Trong khi đó, người láng giềng của ông, cửa không bị sơn màu đỏ, hoàn toàn an toàn, người đã chạy trốn Iran ba năm trước cho biết.
 
"Họ sơn cửa nhà chúng tôi màu đỏ, giống như nói rằng chúng tôi không giống như bạn", một người đàn ông tị nạn nói. Còn Faizal Wadee, 22 tuổi, cho biết anh đã bị tấn công bởi một người đàn ông với một con dao khi rời nhà của mình vào tháng 8 năm ngoái. “Cánh cửa màu đỏ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi”, Wadee nói.
Những ngôi nhà có cửa bị sơn đỏ tại Middlesbrough.
Những ngôi nhà có cửa bị sơn đỏ tại Middlesbrough.
Cũng tại Anh, người di cư ở Cardiff được cung cấp nơi cư trú bởi công ty tư nhân Clearspings Ready Homes bị buộc phải đeo một chiếc vòng tay màu đỏ. Nếu không, họ sẽ không được cung cấp đồ ăn. Những người di cư không thể làm việc sẽ phải đeo vòng tay này để nhận được 3 bữa ăn/ngày.
Động thái này, cũng với việc người di cư ở Middlesbrough phải ở trong những ngôi nhà sơn cửa đỏ đã khiến dư luận bất bình.
 
Eric Ngalle, 36 tuổi, một người di cư đã ở một tháng tại Cardiff nói: "Thời gian của tôi ở Lynx House là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất trong cuộc đời”.
Anh: Bất bình vì người di cư bị phân biệt đối xử - Ảnh 1
Mogdad Abdeen, 24 tuổi, một nhà hoạt động nhân quyền từ Sudan cho rằng, dây đeo cổ tay này rõ ràng là một hình thức phân biệt đối xử. “Người di cư đang cảm thấy, họ chỉ là những công dân hạng hai”, Abdeen nói.

Cả công ty Jomast và G4S, thực hiện các hợp đồng với Chính phủ để cung cấp nhà cho người xin tỵ nạn, nhấn mạnh rằng họ không chủ đích phân biệt với những người tị nạn. Hai công ty cũng đồng ý để sơn lại màu cửa để loại bỏ sự kỳ thị.

Đại diện công ty G4S nói, họ đã biết về tình trạng này nhưng đã không nhận được khiếu nại nào. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc phát hiện sự việc gần hai năm nhưng không có động thái phản hồi không thể chấp nhận.

Bộ Nội vụ đã phát động một cuộc điều tra khẩn cấp về vấn đề này và dự kiến ​​đưa ra một báo cáo trong vòng vài tuần tới. Ông Brokenshire - Bộ trưởng Nhập cư, nói rằng ông lo ngại sâu sắc bởi những phát hiện này và nhấn mạnh, nếu hành vi phân biệt đối xử đối với người tị nạn sẽ bị xử lý ngay lập tức.