Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Chen chân ngắm “ông Lợn” ở La Phù

Kinhtedothi - Tối 18/2 (tức 13 tháng Giêng), lễ hội rước “ông Lợn” tại La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) đã diễn ra, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự.
  • Tương truyền, lễ rước 'ông Lợn' là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.
  • Năm nào cũng vậy, cứ 18 giờ ngày 13 tháng Giêng, bất kể nắng hay mưa, dân làng La Phù lại rủ nhau đi tham gia lễ hội. Nhiều con đường ngõ xóm trong làng La Phù đã rộn rã tiếng trống chiêng.

  • 'Ông lợn' được đặt nằm trên kiệu, trang trí đẹp mắt rước về đình làng để tế lễ. Theo các bậc cao niên tại La Phù, tiêu chí chọn 'ông lợn' rất khắt khe, phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn là lợn đực, tai lá mít, đít lồng bàn (tai to, mông vai nở nang), lưng thẳng như đòn gánh, người trắng hồng.

  • 21h, lễ rước bắt đầu, trong sân đình làng La Phù, các ''ông lợn'' được rước vào tế lễ.

  • Sân đình làng La Phù chật kín người, việc di chuyển kiệu rước “ông lợn” gặp nhiều khó khăn.

  • Lực lượng an ninh liên tục làm việc để sắp xếp đội hình nghi lễ, dặn dò người dân tránh xa khu vực thực hiện nghi lễ rước 'ông lợn' trong sân đình.

  • Sau nhiều công đoạn, 'ông lợn' đầu tiên được đưa vào trong đình.

  • 'Ông lợn' to lớn, kiệu cao nên việc rước kiệu qua các cửa khá khó khăn. Các bậc cao niên liên tục phải hô đội rước kiệu hạ thấp kiệu, không để ông lợn bị 'cộc đầu'.

  • 'Ông lợn' được đưa vào hậu cung dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng an ninh và bậc cao niên trong làng, chỉ đội ngũ rước kiệu được phép đưa ông lợn vào trong.
  • Sự kiện thu hút đông đảo sự chú ý của người dân

  • Lễ rước ông lợn diễn ra từ 21h đến 23h đêm.


  • Các ông lợn bên trong hậu cung đình làng La Phù để tế lễ Thánh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28 Aug, 05:36 PM

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ