Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Hà Nội: Cận cảnh hồ chứa thủy lợi tại huyện Sóc Sơn đang bị “bức tử”

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2021 đến nay, tình trạng vi phạm hồ chứa thủy lợi trên địa bàn huyện Sóc Sơn diễn biến phức tạp. Số vụ vi phạm liên tục gia tăng, trong khi việc quản lý, xử lý những hành vi trái phép này lại rất chậm.
Xí nghiệp thủy lợi Sóc Sơn (thuộc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội) hiện được UBND TP giao quản lý, khai thác 8 hồ chứa thủy lợi trên địa huyện Sóc Sơn, trong đó có 2 hồ lớn (Đồng Đò, Hàm Lợn), và 6 hồ có quy mô vừa và nhỏ (Đồng Quan, Đền Sóc, Kèo Cà, Ban Tiện, Cầu Bãi, Hoa Sơn). 
Thời gian qua, tình trạng vi phạm các công trình thủy lợi nói chung, hồ chứa thủy lợi nói riêng trên địa bàn huyện Sóc Sơn diễn biến phức tạp. Trong đó, phần lớn vi phạm có liên quan đến ba hồ chứa Đồng Đò, Đồng Quan, Ban Tiện. 

Vi phạm nổi cộm là của ông Trần Ngọc Hà ở xã Phù Linh khi ông này đã tự ý đổ đất, san lấp với diện tích lên tới hơn 1.800m2 ven hồ Đồng Quan. Bên cạnh đó, ông Hà tiến hành xây dựng tường đá bao bọc xung quanh. 

Ngoài ra, một số vi phạm khác cũng được cơ quan chức năng chỉ ra như việc ông Trần Huy Hùng xây dựng tường bao diện tích 40m2, bà Lê Thị Lần Hương đào đất với diện tích 600m2 và nhiều hộ gia đình xây kè đá trái phép...

Một số trường hợp vi phạm còn che giấu hành vi bằng cách xây tường rào chắn, lắp cửa sắt và hệ thống lưới để người ngoài khó tiếp cận. Điều này cũng khiến việc xác định vi phạm của đơn vị quản lý thêm phần khó khăn. 
Thống kê của Xí nghiệp thủy lợi Sóc Sơn cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị ghi nhận 38 vi phạm công trình hồ chứa. Trong đó, khu vực hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) là nơi tập trung nhiều vi phạm nhất. 
Ghi nhận cho thấy, các vi phạm tại khu vực hồ Đồng Đò chủ yếu là đổ đất đá, xây tường bao, san lấp diện tích ven hồ, xây dựng bậc thang lên xuống lòng hồ, nhà vệ sinh... Đây đều là các công trình kiên cố, nhiều khả năng đã được xây dựng trong thời gian dài. 
Theo đại diện Xí nghiệp thủy lợi Sóc Sơn, một trong những khó khăn hiện nay trong việc quản lý vi phạm hồ chứa thủy lợi là bởi thiếu mốc chỉ giới. Hiện, 8/8 hồ chứa do đơn vị này quản lý trên địa bàn huyện Sóc Sơn đều chưa được cắm mốc. 
Đáng lo ngại, tình trạng vi phạm công trình hồ chứa thủy lợi trên địa bàn huyện Sóc Sơn đang diễn biến ngày một phức tạp. Số lượng vi phạm gia tăng qua từng tháng và chưa có dấu hiệu sẽ thuyên giảm. 
Những biệt thự, homestay, nhà hàng của các chủ thể được “điểm mặt, chỉ tên” không chỉ vi phạm Pháp lệnh về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu vực lòng hồ. Phóng viên Kinh tế & Đô thị sẽ liên hệ với lãnh đạo UBND xã Minh Trí để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc buông lỏng quản lý đất đai, chậm xử lý các vi phạm tồn đọng kéo dài này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

10 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3984/UBND-NNMT (ngày 8/7) yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện Kế hoạch số 366/KH-UBND ngày 13/12/2024 nhằm đổi mới toàn diện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bằng phương tiện cơ giới, hiện đại.

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

10 Jul, 08:10 AM

Kinhtedothi - Từ tháng 7/2025, mô hình chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành với thẩm quyền mới trong lĩnh vực môi trường. Chính quyền địa phương vốn đang “bế tắc” khi triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, nay được tạo thêm đòn bẩy mới. Liệu điều này sẽ trở thành bước ngoặt, giúp phá vỡ khó khăn tồn đọng lâu nay?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ