Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Hà Nội: Chị em rạng ngời bên tà áo dài dạo phố trước ngày 8/3

Kinhtedothi - Theo kế hoạch, từ ngày 2 đến ngày 8/3, T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ VHTT&DL phát động tuần lễ phụ nữ cả nước mặc áo dài. Hưởng ứng hoạt động này, trên phố phường Hà Nội, chị em rạng ngời tà áo dài dạo phố.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ sự kiện 'Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam' tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, những ngày này các con phố tại Hà Nội như Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, khu vực Hồ Gươm... khá đông chị em mang trên mình tà áo dài truyền thống để lưu giữ lại những kỷ niệm.
 Đặc biệt, do lựa chọn tuần lễ sát với ngày 8/3, nên số lượng chị em xúng xính, tươi tắn trong các tà áo dài khá đông đảo, tạo không khí quyến rũ cho Hà Nội.
 Những nụ cười tươi tắn của chị em phụ nữ bên tà áo dài thể hiện nét đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.
 
 Những nhiếp ảnh giả chuyên nghiệp cũng như không chuyên cố gắng lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cho chị em phụ nữ.
 Có thể thấy, từ xưa áo dài được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 
 Dù cổ điển hay cách tân tà áo dài luôn giữ được nét đặc trưng trong trang phục người Việt.
 Theo các nhà nghiên cứu, áo dài đã xuất hiện vào giai đoạn những năm 38 - 42 sau công nguyên.
Theo như lịch sử, người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này là 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam - Hai Bà Trưng, trong cuộc kháng chiến chống lại quân Nam Hán xâm lược. 

 Trải qua nhiều thay đổi, áo dài hiện nay được đông đảo phụ nữ Việt Nam ở mọi lứa tuổi ưa chuộng và mặc không những đi học, đi làm và đặc biệt là trong những sự kiện đặc biệt.

Và cả trong môi trường công sở, áo dài cũng là trang phục được nhiều người lựa chọn
 Hưởng ứng tuần lễ áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các chị em đã phát động phong trào diện áo dài.
Nhiều người cho rằng, mặc áo dài để khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam và cũng là góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ