[Ảnh] Khi "đô thị tự túc" thành xu hướng

Hương Thảo (Theo Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những kiến trúc nông nghiệp tuyệt vời tại nhiều đô thị hiện nay đang giúp các tòa nhà cao tầng tự sản xuất thực phẩm và tái sử dụng chất thải.

Làng ReGen - thí điểm tại Almere, Hà Lan: Làng ReGen là mô hình phát triển các làng sinh thái tích hợp và kiên cố nhằm cung cấp năng lượng và nuôi sống các gia đình tự lực trên toàn thế giới.

ReGen có nghĩa là 'tái tạo', chứng minh luận điểm: các đầu ra của một hệ thống là đầu vào của một hệ thống khác. Cách tiếp cận toàn diện này được kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến tại đây, bao gồm nhà năng lượng tích cực, năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, sản xuất thực phẩm hữu cơ năng suất cao tại cửa, canh tác thẳng đứng, quản lý nước và hệ thống xử lý chất thải... 

Nhà kính năng lượng gác mái của Marjan van Aubel - thí điểm dự kiến ​​vào năm 2019: Marjan van Aubel đã giành nhiều giải thưởng với vai trò là một nhà thiết kế năng lượng mặt trời với thực tiễn sáng tạo lâu năm trong cả lĩnh vực thiết kế và công nghệ. Ý tưởng Nhà kính năng lượng gác mái của cô là một nhà kính tự cung cấp năng lượng đầu tiên trên thế giới, thông qua kính năng lượng mặt trời trong suốt để cấp năng lượng cho toàn bộ tòa nhà, từ đó thu hoạch cả thực phẩm và điện.

Nông trại ngầm tại London, Anh: Được thành lập vào năm 2015 bởi hãng Zero Carbon Food và được hỗ trợ bởi Michel Roux. Nông trại ngầm này đã sản xuất các loại rau xanh siêu nhỏ cho các nhãn hiệu như Marks & Spencer và Ocado. Ít ai biết rằng nó nằm sâu 33m phía dưới đường cao tốc Clapham, trong các đường hầm trú ẩn sâu không còn được sử dụng xây từ thời Thế chiến II.

Vườn nâng của Nathalie Harb: Dự án đang được triển khai của nghệ sĩ Nathalie Harb đã đề xuất một mạng lưới các lô trồng thực phẩm tại các bãi đỗ xe. Những ô đất tốn ít chi phí và dễ cải tạo được dựng trên những chiếc xe, cung cấp bóng mát cho xe hơi và không gian để trồng thức ăn ngay tại trung tâm TP. Hai khu 'vườn nâng' như vậy đã được lắp đặt tại Tuần lễ Thiết kế Beirut 2018.

Khu vườn đô thị thẳng đứng GreenBelly - đang được gây quỹ: GreenBelly là một khu vườn thẳng đứng, với việc tận dụng các bức tường hiện có của thành phố để sản xuất thực phẩm tươi sống trong không gian hạn chế. Một giàn giáo được làm từ vật liệu tái chế để giữ những không gian nuôi trồng, trong khi thực vật sẽ được nuôi dưỡng bằng chất thải hữu cơ. GreenBelly hiện đang được kỳ vọng tiến tới với một quy mô lớn hơn: xây dựng một tòa tháp sống kết hợp khu vườn thẳng đứng ở mặt tiền các tòa cao tầng.

Nội thất thủy canh H5: H5 là một thiết bị hoạt động không cần điều khiển vật lý, được thiết kế trông giống như một món đồ nội thất đẹp và hoạt động giống như một phòng thí nghiệm chứa đầy công nghệ mini. Nó có một máy bơm lưu thông nước và sục khí vào rễ; một đồng hồ thông minh đo độ PH, nhiệt độ và ánh sáng; cùng đèn nhiệt cung cấp ánh sáng đủ cho từng loại cây.

Trang trại nổi - sẽ khai trương tại Rotterdam, Hà Lan trong năm 2019: Hệ thống này được kỳ vọng sẽ sản xuất và chế biến sữa tươi cho toàn bộ cư dân của TP. Học sinh, sinh viên và công chúng quan tâm được khuyến khích đến tham quan để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất của nó.

Đô thị ký sinh của Chijen Wang: Đây là đề xuất đến từ đại học RCA về một hệ thống năng lượng thay thế, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong TP, bao gồm chất thải của con người, chất thải trong vườn và chất thải thực phẩm, nhằm tạo ra điện thông qua quá trình phân hủy kỵ khí, gắn các trạm khí sinh học vào lõi của những tòa nhà chung cư.

BuzzBuishing tại Đài Bắc, Đài Loan: Với mục tiêu chứng mình rằng Đài Bắc có thể tự cung cấp protein, Belatchew Arkitekter đã đề xuất xây dựng một trang trại côn trùng ở vòng xoay Ren-A Circle, cung cấp một diện tích nông nghiệp rộng 10.350m2. Trung tâm côn trùng này cũng sẽ trở thành không gian an toàn cho những con ong hoang dã đang bị đe dọa.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần