Anh sẽ kêu gọi lãnh đạo G7 ủng hộ kế hoạch phát triển “thần tốc” vaccine trong 100 ngày
Kinhtedothi - Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến sắp tới của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Thủ tướng Anh sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo khối này nỗ lực đẩy nhanh tiến độ phát triển các loại vaccine mới.
Tin liên quan
-
G7 ưu tiên đối phó khủng hoảng Covid-19
- Ông Trump chưa có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7
Theo kế hoạch, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến lãnh đạo G7 diễn ra hôm nay 19/2, sẽ thông báo kế hoạch đầy tham vọng nhằm rút ngắn 2/3 thời gian nghiên cứu và phát triển vaccine xuống còn 100 ngày.
Thông cáo của Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ, việc nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19 trong khoảng 300 ngày là một “thành tựu to lớn và chưa từng có trên toàn cầu”.
“Bằng cách giảm thời gian nghiên cứu và phát triển các loại vaccine mới để phòng ngừa các dịch bệnh khác, chắc chắn những hậu quả thảm khốc về sức khỏe, kinh tế - xã hội do cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 sẽ không lặp lại trong tương lai” - thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh cho hay.
Trước đó, hồi đầu năm nay, Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) lần đầu tiên đề xuất mục tiêu phát triển vaccine mới trong vòng 100 ngày.
Theo thông báo của Chính phủ Anh, tại cuộc họp trực tuyến sắp tới, lãnh đạo các nước G7, gồm Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản và Canada, sẽ kêu gọi hành động đảm bảo cho việc phân phối bình đẳng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Đây là cuộc họp đầu tiên của nhóm này kể từ tháng 4/2020.
Thủ tướng Anh hôm 14/2 nói rằng các giải pháp cho những thách thức mà thế giới phải đối mặt sẽ nằm trong chương trình nghị sự cuộc họp thượng đỉnh G7, từ sứ mệnh triển khai chương trình tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho mọi quốc gia, đến cuộc chiến ngăn chặn những mối đe dọa đối với hệ sinh thái và sự phục hồi bền vững sau khủng hoảng Covid-19.
Theo tin từ Văn phòng Thủ tướng Anh, ông Johnson sẽ kêu gọi lãnh đạo các nước G7 có cách tiếp cận toàn cầu đối với dịch bệnh, bao gồm việc thiết kế một hệ thống cảnh báo sớm, chấm dứt "chủ nghĩa dân tộc và chia rẽ chính trị” vốn đã phá hoại những nỗ lực ban đầu nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19.
Phát biểu với phóng viên trước thềm hội nghị G7 hôm 18/2, Thủ tướng Johnson cho biết: “Việc nghiên cứu và phát triển được vaccine ngừa Covid-19 đã gia tăng kỳ vọng giúp cuộc sống trên toàn cầu nhanh chóng trở lại bình thường, nhưng chúng ta không được phép chủ quan, cần phải đẩy nhanh tiến độ phát triển các loại vaccine”.
Ông Johnson cũng yêu cầu Cố vấn khoa học chính của chính phủ Anh Patrick Vallance hợp tác với các đối tác quốc tế, gồm Tổ chức Y tế Thế giới và CEPI, cùng các chuyên gia khoa học và công nghiệp để tư vấn cho nhóm G7 về việc đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine, phương pháp điều trị và thử nghiệm./.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nga phản ứng mạnh với Mỹ vì dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 tiếp tục gặp rào cản
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Nga vừa cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 thông ...XEM THÊM -
Vương quốc Anh để tang Hoàng thân Philip - “sức mạnh” của Nữ hoàng Elizabeth II
Kinhtedothi - Theo thông cáo của Điện Buckingham, Hoàng thân Philip - chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời ở ...XEM THÊM -
Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp Myanmar ngăn chặn bạo lực
Đại diện Việt Nam cho rằng cộng đồng quốc tế cần đóng góp một cách xây dựng để giúp Myanmar ngăn chặn bạo lực, thúc đ...XEM THÊM -
Bắc Kinh lên tiếng khi Mỹ áp lệnh trừng phạt 7 công ty máy tính Trung Quốc
Kinhtedothi - Bắc Kinh tuyên bố sẽ thực hiện "những biện pháp cần thiết" để bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty T...XEM THÊM -
Tổng thống Putin, Thủ tướng Merkel quan ngại về leo thang căng thẳng ở Donbass, Ukraine
Kinhtedothi - Trong cuộc điện đàm hôm 8/4, lãnh đạo Nga và Đức nhấn mạnh sự cần thiết của việc Kiev tuân thủ nghiêm n...XEM THÊM -
FED chưa vội thắt chặt chính sách tiền tệ, chứng khoán châu Âu lập kỷ lục
Kinhtedothi - Cổ phiếu châu Âu thăng hoa nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kh...XEM THÊM
-
Việt Nam theo dõi sát tình hình tại đá Ba Đầu
Kinhtedothi - Về việc tàu Trung Quốc neo đậu ở đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao hôm nay (8/4) khẳng định cơ quan chức năng luôn theo dõi sát tìn...08-04-2021 17:24
-
Bộ Ngoại giao lên tiếng về nghi vấn H&M đăng bản đồ có "đường lưỡi bò"
Kinhtedothi - "Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cần phải tôn trọng và thực thi nghiêm túc các quy định của luật pháp Việt Nam", đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.08-04-2021 16:58
-
“Nga không có kế hoạch can thiệp vào cuộc xung đột ở Đông Nam Ukraine”
Kinhtedothi - Tuyên bố trên được Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev đưa ra hôm 7/4, khi đề cập tới sự hiện diện của lượng lớn binh sĩ và khí tài ở khu vực biên giới gần Ukraine ...08-04-2021 16:36
-
Chính biến tại Myanmar: Gần 600 người thiệt mạng, quân đội chỉ trích phong trào bất tuân dân sự
Kinhtedothi - Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự hôm 7/4 nói rằng, phong trào bất tuân dân sự là một hoạt động để phá hủy đất nước.08-04-2021 12:00
-
Chơi đòn gió trước
Kinhtedothi - Chính quyền mới ở Mỹ quả quyết hiện chưa quyết định nhưng đang suy tính và tham vấn các đồng minh, đối tác về khả năng tẩy chay Thế vận hội mùa Đông năm nay do Trung Quốc đăng cai tổ ...08-04-2021 09:51
- Công an TP Hà Nội thông tin về thay đổi địa điểm cấp căn cước công dân
- Luật sư Đào Ngọc Chuyền giữ chức Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội
- 16 nhà đất công sản khu vực đắc địa ở Quảng Ngãi sắp được đấu giá
- 9 bệnh nhân nhập cảnh mắc Covid-19 được cách ly tại Kiên Giang
- Tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên bãi sông Hồng: Không mạnh tay sẽ nhiều hệ lụy
- 11 dự án nhà ở thương mại tại Đà Nẵng được phép bán, cho thuê, thuê mua
- Khẩn trương, chủ động để chuẩn bị triển khai quản lý theo mô hình chính quyền đô thị
- Ô tô “điên” gây tai nạn kinh hoàng ở Quảng Nam: Tài xế sử dụng rượu bia
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: “Quái thú” đào ngầm chạy thử an toàn