[Ảnh] Tình người ở "cõi điên"

Ngọc Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không tấp nập kẻ ra người vào, không chen chân đợi chờ khám bệnh, không có chuyện người nhà cầu cạnh, nhờ vả bác sĩ, Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức vắng vẻ, có phần đìu hiu. Nhưng ở nơi ấy, đang điều trị cho 210 bệnh nhân tâm thần nội trú, tất cả y bác sĩ đều đang gồng mình điều trị, chăm lo cho người bệnh.

  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 1 Dù bị bệnh nhân hắt hủi, mắng mỏ, thậm chí chửi bới thậm tệ lúc “lên cơn”, nhưng tất cả đều không bỏ cuộc. Với họ, một nụ cười vô hồn, một câu hát vu vơ, một câu hỏi ngây dại và những giọt nước mắt khi biết lỗi, lời cảm ơn sau khi bệnh tình ổn định là những câu chuyện nối dài mỗi ngày, gieo hy vọng để “người điên” trở về cuộc sống bình thường. Trong ảnh: Phó Giám đốc BV Tâm thần Mỹ Đức Lê Văn Loát khám và thăm hỏi bệnh nhân.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 2  Mọi công việc như tắm rửa, vệ sinh, đút ăn đều do tay cán bộ, nhân viên của viện làm. Nhiều người trêu đùa, các bác sĩ, y tá chuyên khoa tâm thần chẳng khác gì những người 'mẹ hiền'.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 3 Theo Phó Giám đốc BV Tâm thần Mỹ Đức Lê Văn Loát, đặc thù của chuyên khoa tâm thần rất khác biệt so với những chuyên khoa khác. Ngoài chuyên môn thì mọi việc từ A đến Z đều đến tay cán bộ nhân viên của BV.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 4  ''Khó khăn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần dường như gấp bội khi các bác sĩ phải giải quyết tình trạng sức khỏe bệnh nhân như một bác sĩ đa khoa, chuyên tâm thần. Ngoài điều trị tâm thần, các bác sĩ còn điều trị thêm các bệnh lý ngoại khoa, nội khoa khác'', bác sĩ Lê Văn Loát nói.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 5  Chăm sóc bệnh nhân từ A đến Z, từ điều trị, tắm giặt, vệ sinh, đút cho bệnh nhân ăn, cắt móng chân, móng tay... đều do những bác sĩ, y tá ở đây đảm nhiệm.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 6 Chính vì thế, các bác sĩ tâm thần phải luôn ''kề bên sát cánh'' với bệnh nhân. Song song đó phải biết lắng nghe, thấu hiểu tâm lý bệnh nhân cũng như thân nhân mới có thể đem lại kết quả tốt.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 7

    Theo các bác sĩ tại BV Tâm thần Mỹ Đức, ngày làm việc của họ bắt đầu từ 6 giờ sáng, thúc giục các bệnh nhân dậy, hướng dẫn bệnh nhân đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt cho nền nếp, trông bệnh nhân ăn sáng, sau đó mới khám chữa bệnh, trưa lại cho ăn, tâm sự... Chỉ đến khi các bệnh nhân lên giường, các bác sĩ, y tá mới được tạm nghỉ.

  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 8 Chăm sóc bệnh nhân từ A đến Z, từ điều trị, tắm giặt, vệ sinh...
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 9 Theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến hơn 300 rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não hay viêm não, sử dụng rượu bia và ma túy, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực...
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 10 Các nhà khoa học cho rằng, lĩnh vực tâm thần học đã có từ rất lâu nhưng trên thực tế vẫn còn mới lạ. Đây cũng là căn nguyên tồn tại suy nghĩ bệnh nhân tâm thần chỉ là người điên vẫn hiện hữu trong xã hội.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 11 Ngoài ra, không chỉ vất vả chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ, y tá điều trị tâm thần là những người gặp tai nạn nhiều nhất. Cụ thể, khi bệnh nhân trốn viện, các bác sĩ phải lặn lội đi tìm, có khi mất cả tháng ròng rã để tìm thấy bệnh nhân.
  • [Ảnh] Tình người ở "cõi điên" - Ảnh 12
    1. Hàng ngày chăm sóc bệnh nhân, việc bác sĩ đang khám bệnh bỗng nhiên bị bệnh nhân lên cơn, đấm đạp và tát là chuyện… thường. Cùng với đó, niềm vui của các bác sĩ tại BV Tâm thần Mỹ Đức chính việc được quan tâm, chia sẻ với bệnh nhân trong cuộc sống mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi khi bệnh nhân hồi phục sức khỏe để trở về với gia đình.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần