Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Vựa quất lớn nhất Hà Nội tất bật vào vụ Tết

Kinhtedothi - Cận Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, không khí tại vựa quất cảnh Tàm Xá (huyện Đông Anh, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp, tấp nập. Đây là thời điểm bà con nông dân gặt hái thành quả sau một năm dài chăm bẵm.
  • Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hơn 10 năm trước, hàng trăm nông hộ tại xã Tàm Xá bắt đầu đưa cây quất về trồng ở ven bãi sông Hồng. Mô hình trồng cây quất cảnh được ''du nhập'' từ các huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên); phường Nhật Tân, phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội)…
  • Toàn xã Tàm Xá hiện có khoảng 218ha đất canh tác nông nghiệp. Đến nay, diện tích được chuyển đổi sang trồng quất cảnh chiếm hơn 80ha. Quất trở thành cây trồng chủ lực, thu hút sự tham gia của gần 80% hộ dân tại địa phương.
  • Những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là thời điểm sôi động nhất của vựa quất ven sông Hồng này. Những chuyến xe nườm nượp đổ về để lấy hàng đi bán buôn tại khắp các tỉnh, TP trong cả nước.
  • Theo chia sẻ của nhiều nông hộ, vụ hoa Tết năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên giá quất cảnh nhìn chung có thấp hơn. Mặc dù vậy, thời tiết thuận lợi nên quất cảnh sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Việc tiêu thụ nhờ đó cũng dễ dàng hơn.
  • Cùng với quất chậu, bà con xã Tàm Xá còn đa dạng hóa sản xuất với sản phẩm quất cảnh, quất bình, quất thế... So với quất chậu, quất tạo hình, quất cảnh cho giá trị kinh tế lớn hơn. Hiện doanh thu từ cây quất trung bình đạt khoảng 1,7 tỷ đồng/ha.
  • Lán trại tạm được người dân dựng lên bên cạnh những vườn quất để tiện cho việc chăm sóc cũng như trông coi, bảo vệ quất cảnh vào những ngày cận Tết nguyên đán. Thu nhập của nhiều nông hộ trông chờ rất nhiều vào những vườn quất cảnh đang độ thu hoạch.
  • Là vựa quất lớn nhất của Hà Nội, quất Tàm Xá đã được UBND TP cấp nhãn hiệu tập thể. Vừa qua, nghề trồng quất nơi đây cũng được công nhận là làng nghề của Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để vựa quất Tàm Xá có được những bước phát triển mới và ngày một vươn xa hơn trên thị trường. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28 Aug, 05:36 PM

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ