ASEAN hy vọng Myanmar sớm tìm ra giải pháp hòa bình
Kinhtedothi - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 2/3 đã kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar "thực hiện tối đa sự kiềm chế cũng như linh hoạt" trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại nước này sau khi chính biến ngày 1/2.
Tin liên quan
-
Việt Nam kêu gọi ASEAN phối hợp với Liên Hợp quốc giúp Myanmar ổn định tình hình
- Quân đội Myanmar ban hành lệnh cấm sử dụng đạn thật với người biểu tình
- Mỹ thúc đẩy tiến hành đàm phán vụ chính biến Myanmar tại Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tham dự Hội nghị không chính thức của các ngoại trưởng ASEAN hôm 2/3. |
Tìm kiếm giải pháp hòa bình
Tuyên bố được đưa ra bởi chủ tịch ASEAN năm nay, Brunei, sau Hội nghị trực tuyến không chính thức của các ngoại trưởng ASEAN. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa các Ngoại trưởng ASEAN kể từ khi cuộc đảo chính diễn ra hơn 1 tháng trước. Bên cạnh các vấn đề như sáng kiến ứng phó và phục hồi sau Covid-19, quan hệ đối ngoại ASEAN, Hội nghị cũng dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình đang diễn ra tại Myanmar. Các Bộ trưởng chia sẻ mối quan tâm và quan điểm của mình đối với các diễn biến gần đây tại Myanmar và vai trò của ASEAN trong vấn đề này.
Cụ thể, theo Nikkei Asia, ASEAN "bày tỏ quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không xúi giục bạo lực và tất cả các bên phải hết sức kiềm chế cũng như linh hoạt", tuyên bố cho biết. "Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải thiết thực vì lợi ích của người dân và sinh kế của họ”.
"Về vấn đề này, chúng tôi bày tỏ sự sẵn sàng của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng", theo tuyên bố.
Tôn trọng ý chí, nguyện vọng người dân Myanmar
Theo tạp chí Nikkei Asia, các ngoại trưởng ASEAN đã kêu gọi kiềm chế và đối thoại bên trong Myanmar để giải quyết khủng hoảng. ASEAN hiện có nguyên tắc "không can thiệp" công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên như Indonesia, Malaysia và Singapore đã bày tỏ quan ngại sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.
Phát biểu sau Hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh rằng, lợi ích của người dân Myanmar phải được tôn trọng và cần thiết khôi phục nền dân chủ tại Myanmar. “Việc liên lạc nội bộ giữa các bên liên quan ở Myanmar luôn là phương án tốt nhất, nhưng Indonesia tin rằng ASEAN cũng sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại nếu được yêu cầu”, bà Marsudi nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng đưa ra tuyên bố tương tự, đồng thời kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi. “Chúng tôi vẫn tin chắc rằng giải pháp cho tình trạng bế tắc chính trị ở Myanmar là một giải pháp nội bộ”. “Điều quan trọng đối với Myanmar là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị theo cách duy trì ý chí và nguyện vọng của người dân Myanmar”. Ngoại trưởng Singapore và Philippines cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Suu Kyi trong Hội nghị.
Về phía Việt Nam, tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng tình hình bạo lực và căng thẳng gia tăng gây tổn thất sinh mạng người dân trong những ngày gần đây tại Myanmar đã ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định không chỉ của Myanmar mà cả khu vực. Phó Thủ tướng kêu gọi các bên kiềm chế tối đa, tránh mọi hành động bạo lực,bảo đảm an toàn cho người dân, tổ chức đối thoại hòa bình nhằm sớm đưa tình hình trở lại bình thường.
Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò, sử dụng hiệu quả các công cụ, cơ chế hợp tác hiện có, trong đó có phối hợp với các tổ chức và cơ chế toàn cầu, bao gồm Liên Hợp Quốc, nhằm giúp Myanmar ổn định tình hình vì lợi ích của nhân dân và đất nước Myanmar, cũng như vì hoà bình, ổn định khu vực và đoàn kết, uy tín của ASEAN.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Hiểu về "lằn ranh đỏ" trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin
Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu thường niên trước Quốc hội hôm 21/4, tập trung chủ yế...XEM THÊM -
Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng tại Đông Nam Á
Kinhtedothi - Dịch Covid-19 tại Đông Nam Á tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, trong đó Thái Lan ghi nhận số ca tử vong ...XEM THÊM
- Ra mắt cuốn sách “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”
- Số lượng mã độc tống tiền doanh nghiệp giảm
- Công an Hà Nội: Tuyệt đối không chuyển tiền, tham gia sàn giao dịch ảo GardenBO
- Không có chuyện “thổi tuổi” cầu phao Lương Phúc để xin vốn
- Quản lý thị trường thực phẩm chức năng: Luật chưa theo kịp thực tế
- Thủy sản bấp bênh đầu ra
- Xác định lại mục tiêu khai quật Hoàng thành Thăng Long
- Cấp phép xây dựng bãi ngoài đê sông Hồng: Hiểu đúng quy định
- Ngăn chặn "sốt đất", HoREA đề xuất một loạt các loại thuế