Ba tập đòan của Nhật Bản hợp tác xây dựng, điều hành cảng container Lạch Huyện

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo nhật báo Nikkei, ba tập đoày sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về việc thành lập liên doanh để xây dựng và điều hành cảng container này, trong đó Vinalines sẽ chiếm 51% cổ phần.

KTĐT - Theo nhật báo Nikkei, ba tập đoày sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về việc thành lập liên doanh để xây dựng và điều hành cảng container này, trong đó Vinalines sẽ chiếm 51% cổ phần.

.Các tập đoàn Mitsui O.S.K. Lines Ltd., Nippon Yusen KK và Itochu Corp. dự định sẽ hợp tác để xây dựng và điều hành cảng container ở huyện Lạch Huyện, thuộc thành phố Hải Phòng của Việt Nam.

Với chi phí ước tính khoảng 30 tỷ yen, đây sẽ là một trong những cảng container lớn nhất ở Việt Nam.

Theo nhật báo Nikkei, ba tập đoàn này sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về việc thành lập liên doanh để xây dựng và điều hành cảng container này, trong đó Vinalines sẽ chiếm 51% cổ phần.

Các doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ chia sẻ số cổ phần còn lại ngang bằng nhau. Chi phí xây dựng cảng sẽ được trang trải bằng vốn đầu tư trong liên doanh và các khoản vay.

Dự kiến cảng sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015, với công suất bốc dỡ 855.000 TEU hàng hóa/năm, bằng 1/2 công suất bốc dỡ của tất cả các cảng ở miền Bắc Việt Nam.

Cảng có thể đón tiếp các tàu chở container cỡ lớn có công suất tới 8.000 TEU mà các cảng lân cận khác không thể tiếp nhận. Từ cảng này, hàng hóa có thể xuất khẩu trực tiếp sang Bắc Mỹ.

Cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ thường phải chở bằng tàu nhỏ tới Hongkong và sau đó sẽ được chuyển sang các tàu chở container cỡ lớn. Sau khi đi vào hoạt động, cảng container mới sẽ giúp giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới Bắc Mỹ xuống một vài ngày.

Với vai trò trung chuyển hàng hóa cho khu vực Đông Nam Á, trong thời gian gần đây, lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển qua Việt Nam đã tăng mạnh. Lượng hàng hóa trung chuyển qua phía Bắc Việt Nam đã tăng khoảng 600% trong vòng 10 năm qua.

Panasonic, Canon và các doanh nghiệp khác của Nhật Bản đang xây dựng các nhà máy ở Việt Nam. Việc xây dựng các cảng biển mới có thể sẽ giúp Việt Nam trở thành một "công xưởng" sản xuất hàng xuất khẩu./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần