Bài học cần rút kinh nghiệm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đông đảo người dân cả nước và Hà Nội luôn dõi theo và đóng góp rất nhiều ý kiến tâm huyết cho Thủ đô trong việc chặt hạ cây xanh là một điều hết sức đáng mừng và khích lệ.

Chứng tỏ người dân vừa quan tâm, vừa có trách nhiệm trong xây dựng và phát triển trái tim của cả nước. Tuy nhiên, khi nhìn nhận cũng cần đa chiều hơn, không chỉ nhìn vào vào sự nóng vội của một số ban, ngành Hà Nội mà phủ nhận những kế hoạch, chủ trương lớn để xây dựng một đô thị hiện đại, xứng tầm khu vực và thế giới.
Hà Nội đã công khai trước báo chí về số gỗ chặt cây xanh.
Hà Nội đã công khai trước báo chí về số gỗ chặt cây xanh.
Sự nóng vội, chủ quan

Chủ trương xây dựng một Thủ đô ngàn năm văn hiến xanh, sạch, đẹp và thân thiện với môi trường đang là hướng đi phù hợp và là mong muốn của cả Nhân dân và lãnh đạo Hà Nội. Việc đưa ra chủ trương thay thế cây xanh không đúng chủng loại, không chuẩn quy cách, mục nát để hướng tới 3 mục tiêu, đó là: Tạo cảnh quan đường phố đẹp; an toàn giao thông đô thị và bảo vệ môi trường.

Ở những đường phố ít bị xâm hại, hệ thống cây xanh lâu đời, cổ thụ vẫn còn giữ nguyên vẽ đẹp, ở một số tuyến phố cổ, phố cũ chủ yếu là các loại cây Sấu, Xà cừ, Sao đen như: Phố Lò Đúc, Trần Hưng Đạo, Trân Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Hoàn Diệu, Trần Phú, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Chu Văn An, Phan Đình Phùng... Tuy nhiên, để xét một cách tổng thể có thể nói cây xanh đang là vấn đề bất cập, nan giải hàng đầu của Thủ đô hiện nay.

Nếu để ý có thể dễ nhận thấy trên nhiều tuyến phố cây được trồng tự phát, bố trí rất lộn xộn, bởi có nhiều loại loại cây to nhỏ, chủng loại khác nhau; trong đó có nhiều loại cây không nằm trong danh mục cây phù hợp ở Thủ đô như: Cây Xoan, Dướng, Trứng cá, Bông gòn, Keo lá tràm… Bên cạnh đó, do người dân trồng tự phát nên nhiều cây bố trí không đúng quy cách, khoảng cách, kích cỡ.

Việc triển khai thay thế những loại cây như trên Hà Nội đã từng triển khai trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đối với đề án triển khai chặt hạ thay thế 6.700 cây thì lại gặp sự phản đối từ dư luận. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, lấy ý kiến nhân dân khi triển khai chưa được chú trọng, dẫn tới sự bức xúc, trong đó có cả sự nghi ngờ về tính thiếu minh bạch, công khai của đề án.

Vấn đề này, TP Hà Nội đã chỉ đạo làm rõ, lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra sâu hơn, toàn diện hơn; đồng thời tạm đình chỉ công tác của một số lãnh đạo, chuyên viên liên quan để phục vụ công tác thanh tra khách quan. Những động thái này thể hiện sự cầu thị, biết lắng nghe và quyết liệt làm sáng tỏ vấn đề để trả lời công luận, dư luận một cách thấu đáo và rõ ràng nhất.

Không nên đánh đồng

Thời gian gần đây, người dân đi trên một số tuyến phố nhất là Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, Kim Mã… tiếc nuối khi liên tiếp bắt gặp hình ảnh các cây xanh bị chặt hạ. Đấy cũng là điều chính đáng vì cây xanh là nét đẹp thân thuộc ăn sâu vào ký ức của người dân Hà Thành bấy lâu. Có lẽ trong số những người dân đó, ít ai biết được về những câu hỏi mà mình đang thắc mắc như: Hà Nội chặt cây để làm gì? Chặt bao nhiêu cây? Những loại cây nào? Trên những tuyến phố nào? Và kinh phí thực hiện bao nhiêu? Lộ trình ra sao?... Và vì thiếu thông tin, nên sự bất đồng cũng là điều dễ hiểu.

Trong chủ trương, cũng như thực tế thực hiện, Hà Nội chỉ cho chặt hạ thay thế những cây xanh không đúng chủng loại, cây loại thải, mục nát. Vậy tại sao các đơn vị của Hà Nội lại chặt cả những cây xà cừ cổ thụ, đang phát triển tốt ở đường Nguyễn Trãi? Và hình ảnh những cây xà cừ này được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên internet.

Vấn đề này cần được làm sáng tỏ và tách bạch như sau: Những cây xà cừ còn rất đẹp, cổ thụ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi không hề liên quan đến “đề án chặt chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh” của thành phố. Mà những hàng cây này nằm sát hành lang an toàn giao thông của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự kiến cuối năm 2015 đưa vào vận hành. Những hàng xà cừ khu vực này có chiều cao tầm khoảng 15 - 20 mét, trong lúc nằm cách đường sắt tầm hơn 10 mét, dẫn tới nguy hiểm cao độ cho hệ thống đường sắt khi đưa vào sử dụng.

Vấn đề này vẫn chưa được nhiều người dân biết tới, thậm chí một số cơ quan báo chí vẫn sử dụng hình ảnh những cây xà cừ này để làm dẫn chứng cho việc thay thế cây kém chất lượng, thải loại ở Hà Nội.

còn nữa)

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần