Bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt định hình tương lai

Theo Chinhphu.vn
Chia sẻ Zalo

Trong bối cảnh bất thường do dịch bệnh, sự đứt gẫy toàn cầu, hay căng thẳng thương mại quốc tế, sụt giảm thị trường… đã “dạy” cho doanh nghiệp (DN) những bài học lớn. Với DN chưa chú trọng đến việc phát triển bền vững, khi có biến động thị trường lập tức rơi khó khăn, ngược lại vẫn có những DN chống chịu bền bỉ. Thực tiễn 1 năm qua là bài học quý giá cho các DN Việt định hình tương lai.

 
Theo số liệu thống kê đưa ra tại "Diễn đàn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi”, đến ngày 27/11 mới có 75 DN vay được từ gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng này để trả lương cho 3.851 lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch.
Đến tháng 10/2020, số tiền hỗ trợ từ chính sách giãn, giảm thuế, tiền thuê đất đạt gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu phát sinh ở chính sách giãn nộp như tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với ô tô trong nước chiếm 76.100 tỷ đồng; còn chính sách miễn, giảm các loại thuế phí đạt khoảng 10.000 tỷ đồng.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, những chủ trương, chính sách hỗ trợ DN Chính phủ trong bối cảnh COVID-19 là đúng đắn, kịp thời với các giải pháp toàn diện về tài khoá tiền tệ.
Công bằng đánh giá thì một bộ phận các chính sách triển khai có tác động bước đầu khá tốt, góp phần hỗ trợ giúp các DN chống đỡ với khó khăn. Tuy vậy, trong quá trình thực thi, vẫn còn tương đối nhiều tiêu chí, thủ tục, định mức đối tượng chưa rõ ràng, khiến các DN gặp khó.
Chủ tịch VCCI cho rằng, năm 2020 là năm vô cùng gian nan cộng đồng DN kiên cường chống chịu các DN Việt được thể hiện rõ, sự phát triển cộng đồng DN trụ vững. Một trong những nguyên nhân nguyên nhân quan trọng nhất có được thành quả tăng trưởng dương trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lún sâu vào suy thoái.
Nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, nền kinh tế vẫn đang “ngấm đòn” COVID-19, số DN giải thể, phá sản, dừng hoạt động tăng lên nhanh chóng, những tháng đầu năm 60% các DN phải tạm dừng hoạt động hoặc rời thị trường. Đó là số kỷ lục cao nhất từ trước tới nay đó là điều đó cũng đặt ra yêu cầu cần phải rút ngắn khoảng cách từ thiết kế tổ chức thực thi chính sách.
Đưa ra nhận xét tổng thể, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, tư tưởng chính sách là tuyệt vời, nhưng chính sách thiết kế đâu đó vẫn chưa được hoàn thiện và quá trình triển khai thực tế chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, thời gian qua, không ít cơ quan quản lý Nhà nước, khi thực thi các chính sách hỗ trợ vẫn yêu cầu thủ tục phiền hà, với cách làm việc không khác gì điều kiện bình thường.
Chính phủ đã có yêu cầu “chống dịch như chống giặc”, thì việc triển khai các giải pháp, hỗ trợ DN cũng phải khẩn trương một cách tương tự. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, nếu thực hiện đúng tinh thần của Chính phủ là cần phải hành động như thời chiến phải mạnh tay cắt giảm các thủ tục, để sự hỗ trợ tới DN kịp thời nhất.
Có thể nói, các DN lớn mạnh là đáng quý nhưng, năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế lại phụ thuộc khá nhiều sức chống chịu của các DN vừa và nhỏ (DNVVN).
Do đó, cần nâng cao năng lực phát triển bền vững và khả năng chống chịu, trong đó, chính hệ thống các chính sách của Nhà nước phải dẫn đường yểm trợ năng lực đó. Để hỗ trợ DN hiệu quả hơn cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Chính phủ cộng đồng DN kể cả thiết kế và thực thi chính sách.
“Cần phải xác định chúng ta đang trong trạng thái bình thường mới, tức là các cách thức triển khai, thực thi công việc cũng phải khác đi”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Lãnh đạo VCCI cho rằng, đại dịch COVID-19 tác động toàn cầu tạo ra áp lực nhưng cũng là cơ hội để các cơ quan quản lý đẩy mạnh cải cách hành chính mạnh mẽ hơn.
“Không chỉ các gói giải pháp hỗ trợ tiền bạc, cái DN cần là các TTHC được cải thiện tích cực theo hướng đơn giản hoá, cộng đồng DN, đại diện các Hiệp hội cũng sẽ phải tham gia nhiều hơn vào quá trình thực thi chính sách”, ông Lộc nói.
Liên quan đến vấn đề thuế, Chủ tịch VCCI cho rằng, cần tìm giải pháp thoả đáng trong việc chính sách thuế hiện nay, trong đó đó, cần chú ý đến nuối dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện DN chân chính trụ vững phát triển, về lâu dài thì ngân sách cũng có thêm nguồn thu.
Với vai trò của mình, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cùng các đối tác xây dựng chương trình nâng cao năng lực chống chịu ứng phó của DNVVN, tham gia các đề xuất chính sách, nâng cao sức chống chịu của cộng đồng DNVVN. Các DNVVN cần trợ giúp nâng cao sức chống chịu của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như biến động thị trường.
Trong bối cảnh bất thường do dịch bệnh, sự đứt gẫy toàn cầu, hay căng thẳng thương mại quốc tế, sụt giảm thị trường… đã “dạy” cho DN những bài học lớn. Với DN chưa chú trọng đến việc phát triển bền vững, khi có biến động thị trường lập tức rơi khó khăn, ngược lại vẫn có những DN chống chịu bền bỉ.
Thực tiễn 1 năm qua là bài học quý giá cho các DN Việt định hình tương lai, chiến lược kinh doanh của mình, các DNVVN cần có một tâm thế, định hình con đường phát triển của mình trong dài hạn.
Chủ tịch Vũ Tiến Lộc khẳng định, VCCI sẽ hỗ trợ các DN nâng cao nhận thức, hỗ trợ thông tin bao gồm cả những DN mới hình thành, phát triển đúng theo định hướng bền vững, thích ứng chuyển đổi số.
“Các DN cũng phải tự nâng cấp trình độ quản trị, công nghệ và quan trọng nhất phải là một cộng đồng DN kinh doanh có trách nhiệm. Cần định hình lại tương lai của mình, cần xác định, trong đó phát triển bền vững là định hướng bắt buộc mà DN cần đi theo”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần