Bàn giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 8/1, tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tổ chức “Hội thảo Giải pháp đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian tới”.

Tại Hội thảo, các diễn giả, nhà quản lý, đại diện đã trình bày có một số tham luận: Thực trạng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Một số định hướng trong thời gian tới; Quản lý của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương: Khó khăn, thách thức, đề xuất kiến nghị giải pháp hoàn chỉnh khung pháp lý và nâng cao năng lực thực hiện; Kinh nghiệm quốc tế để tăng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

 
các diễn giả
 Các diễn giải chia sẻ giải pháp để tăng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng gia tăng, nhiều vụ việc vi phạm với quy mô ảnh hưởng rộng, nghiêm trọng, hình thức, tính chất phức tạp, tinh vi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành lớn như: Gian lận về trọng lượng, khối lượng; gian lận về ghi nhãn, xuất xứ, thời hạn; hàng giả, hàng nhái… Vi phạm liên quan đến hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, số vụ việc thu hồi sản phẩm lỗi mặc dù ngành chức năng không nhận được nhiều phản ảnh của người tiêu dùng nhưng thực tế đang diễn biến phức tạp, liên quan đến quyền lợi của nhiều người dân. 

Trước thực trạng đó, đã có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành, các cơ quan chức năng tổ chức những buổi mít tinh, tuyên truyền phổ biến kiến thức… nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc giải quyết việc giải quyết, xử lý vẫn còn khiêm tốn, 2011 là 93 vụ thì năm 2015 là 503 vụ được giải quyết.