Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Băn khoăn dùng 4.069 tỷ đồng thanh toán cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Kinhtedothi - Sáng 29/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ yêu cầu thực tế của nền kinh tế, việc phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 vào thời điểm hiện nay là cần thiết.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Cụ thể, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia để bố trí cho dự án thanh toán nợ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Bộ GTVT. Cùng đó, sẽ bố trí 391,372 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách Trung ương tại địa phương để bố trí, hoàn thành dứt điểm các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn;
Bổ sung tiểu dự án “Đê Tiểu dự án Nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng” thay cho Tiểu dự án 1 “Đê kè Mân Quang (đoạn nối tiếp Đê, kè Bạch Đằng Đông)” của TP Đà Nẵng. Bổ sung 19,279 tỷ đồng dự toán thu và chi đầu tư phát triển từ nguồn viện trợ không hoàn lại của ABD để đầu tư hỗ trợ kỹ thuật dự án “Hiệu quả năng lượng cho cấp nước TP Hồ Chí Minh”…
Thay mặt cơ quan thẩm tra tờ trình nói trên của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Với thực tế cân đối nguồn vốn như số liệu Chính phủ trình, việc cân đối đủ nguồn vốn để bố trí cho nhu cầu là rất khó khăn. “Nếu phân bổ sẽ phải tìm nguồn cân đối bổ sung có tính khả thi để không gây áp lực đến cân đối ngân sách, tránh dàn trải, nhiều công trình dở dang phải chuyển sang giai đoạn sau” - ông Hải nói.
Tuy nhiên, do thời gian của kế hoạch đầu tư công trung hạn còn lại không nhiều, nhu cầu bổ sung vốn rất lớn nên đa số ý kiến trong UBTCNS kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ rà soát, hoàn thiện phương án phân bổ nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn, quyết định danh mục và chịu trách nhiệm về việc phân bổ trên nguyên tắc đảm bảo cân đối nguồn vốn hằng năm, không để nợ đọng xây dựng cơ bản.
Riêng về việc thanh toán nợ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, qua rà soát các Tờ trình của Chính phủ, UBTCNS nhận thấy phương án bố trí của Chính phủ chưa đảm bảo trật tự ưu tiên cho các dự án theo quy định.
Theo UBTCNS, quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 71: “Sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia để ưu tiên bố trí cho các dự án gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Số còn lại sử dụng để thanh toán nợ giải phóng mặt bằng một số dự án thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương và hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án cấp bách cần triển khai ngay”.
Tuy nhiên, qua rà soát các Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban TCNS nhận thấy phương án bố trí của Chính phủ chưa đảm bảo trật tự ưu tiên cho dự án gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
“Trong khi đó, bố trí trên 40% tổng số vốn thanh toán nợ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, Chính phủ chưa báo cáo rõ việc phát sinh nghĩa vụ của ngân sách là do dự án thay đổi phương án tài chính, chưa làm rõ đề án tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được phê duyệt hay chưa và trong đề án có nội dung chi trả giải phóng mặt bằng cho dự án này hay không”- thẩm tra của UBTCNS đánh giá.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết thêm, nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, kết luận: “Thống nhất về nguyên tắc danh mục sử dụng nguồn vốn 10.000 tỷ đồng như Tờ trình của Chính phủ, trừ dự án thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng”.
Ông Nguyễn Đức Hải nêu quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là Chính phủ có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của UBTV Quốc hội (theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật Tổ chức Quốc hội). Do đó, đề nghị Chính phủ thực hiện đúng nội dung kết luận của UBTV Quốc hội. Do đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ thực hiện theo đúng nội dung kết luận trên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ