Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ 19 – 25/4

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cần kiểm soát chặt điều kiện pháp lý để ngăn chặn tình trạng “sốt đất”; HoREA đề xuất một loạt các loại thuế để ngăn chặn “sốt đất”; Lợi nhuận chứng khoán đang “chảy” vào BĐS; Dòng tiền từ chứng khoán và BĐS có sự "qua lại"; BĐS du lịch – nghỉ dưỡng vẫn còn nhiều nỗi lo trong giai đoạn hiện nay; "Cò" đất hết cửa “thổi giá” ở thị trường Hà Nội; Cần hiểu đúng những quy định khi xin cấp phép xây dựng ngoài bãi sông Hồng... là những thông tin đáng chú ý trong tuần từ 19/4 đến 25/4/2021.

Trong thời gian qua, thị trường BĐS đã trải qua cơn “sốt đất” đồng loạt ở nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, trong đó chủ yếu là sản phẩm đất nền, dù đã có nhiều cảnh báo mang tính chất pháp lý được đưa ra. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đề xuất Chính phủ ban hành các sắc thuế mới và đánh thuế cao các trường hợp có nhiều đất, chậm đưa đất vào sử dụng… để trị dứt cơn "sốt đất". Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Khi vàng, ngoại tệ, trái phiếu… bớt hấp dẫn, cũng là lúc thị trường chứng khoán thăng hoa. Để bảo tồn lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư trúng đậm từ chứng khoán đang âm thầm chốt lãi, găm giữ tiền bằng đất. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Trả lời phỏng vấn của PV báo Kinh tế&Đô thị, chuyên gia Kinh tế - Tài chính Trần Khánh Quang cho rằng, thị trường chứng khoán có ảnh hưởng quan trọng và tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và ngược lại. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Trong quý I/2021, do tình trạng “sốt đất” trên diện rộng, các sản phẩm BĐS du lịch – nghỉ dưỡng biển cũng đã bắt đầu được nhà đầu tư quan tâm trở lại, nhưng với số lượng giao dịch không nhiều. Các chuyên gia cho rằng, những “khoảng trống” về luật chưa được lấp đầy vẫn là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư mất đi sự ưu tiên cho dòng sản phẩm này. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
UBND TP Hà Nội vừa mới ban hành văn bản số 1153/UBND-ĐT, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường BĐS trên địa bàn TP. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Khu vực ngoài đê hai bên bờ sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội, kéo dài từ huyện Phúc Thọ đến Phú Xuyên có gần 1 triệu dân sinh sống. Ở khu vực Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai... một số khu vực không thuộc diện phải di dời theo Quyết định 257/2016/QĐ-TTg, việc xây dựng công trình nhà ở của người dân đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, UBND TP Hà Nội đã có văn bản thống nhất đề xuất của Sở Xây dựng cho phép một số trường hợp được xây dựng mới. Nhiều ý kiến cho rằng việc cấp phép xây dựng ven sông Hồng cần phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần