Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ 29/11 – 5/12

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá BĐS tăng do thiếu nguồn cung; Thị trường BĐS đến hết năm 2021: Khó đột phá; Báo động nguy cơ “sập bẫy” sàn môi giới BĐS; Hà Nội: Bố trí hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng nhà tái định cư phục vụ cải tạo chung cư cũ; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vượt qua khủng hoảng Covid-19; Hà Nội đẩy mạnh phát triển nhà ở... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

Thị trường BĐS thiếu nguồn cung, giá bán tăng nhanh.
Từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường BĐS chứng kiến nhiều lần tăng giá bán, bất chấp số lượng giao dịch giảm, điều này được cho là trái ngược với quy luật thường thấy, nhưng việc tăng giá của thị trường đã được dự báo, vì những trở ngại về pháp lý làm cho thị trường thiếu nguồn cung. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Thị trường bất động sản gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng DN tạm dừng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là 6.171 (chiếm 13,7%), số lượng DN xây dựng chờ giải thể là 4.091 DN (chiếm 12,6%). Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Việc thiểu kiểm chứng thông tin khiến người người dân bị các sàn môi giới BĐS lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, hàng loạt sàn môi giới BĐS rơi vào vòng lao lý vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, bên cạnh đó là cấu kết với nhau để đẩy giá bán... Những việc làm này đang khiến cho người dân dần mất đi sự tin tưởng và để lại nhiều hệ lụy trong quá trình phát triển của thị trường. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Hà Nội đẩy mạnh kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2025.

Để thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP Hà Nội dự kiến nhu cầu vốn là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 5.800,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội và phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Một số thủ tục hành chính vẫn đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng.
Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức rà soát, sửa đổi bổ sung nhiều nội dung quan trọng trong văn bản luật, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xây dựng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vượt qua khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Nhưng thực tế, nhiều nội dung vẫn còn bất cập, chồng chéo. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Tập trung phát triển đô thị mới giải quyết nhu cầu nhà ở đang được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Do tốc độ đô thị hóa, Hà Nội đứng trước áp lực lớn về nhu cầu nhà ở. Từ thực tế này, TP đang nỗ lực tập trung phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu an cư cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Nhiều kiến nghị về giải pháp quy hoạch các huyện ngoại thành Hà Nội.
Quá trình đô thị hóa nhanh tại các huyện ngoại thành của Hà Nội đã tác động mạnh mẽ tới cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Cùng đó, sự thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh ở những vùng ngoại thành đòi hỏi sự chuyển đổi không gian sinh hoạt của người dân diễn ra nhanh. Thế nhưng, công tác quản lý quy hoạch kiến trúc tại khu vực này lâu nay hầu như đang bị bỏ ngỏ. Chi tiết xem TẠI ĐÂY