Báo chí tạo niềm tin về xuất khẩu lao động cho người dân
Kinhtedothi - "Trong điều kiện bùng nổ thông tin trên mạng xã hội và internet hiện nay, khi người lao động phải lựa chọn giữa một "rừng" thông tin trên rất nhiều website và mạng xã hội khác nhau thì thông tin chính thức trên báo chí luôn là những thông tin đáng tin cậy và chính thống nhất" - đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà tại Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động do Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) tổ chức.
Tin liên quan
Truyền thông có vai trò quan trọng
Hội nghị hết sức có ý nghĩa trong thời điểm khi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đang được xem xét sửa đổi. Trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2017, XKLĐ đạt được con số kỷ lục với trên 134.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt 28,3% so với kế hoạch năm.
Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công trong lĩnh vực XKLĐ với tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đạt hơn 142.000 người, vượt 30% so với kế hoạch, là năm thứ 5 liên tiếp có số lượng vượt mức 100.000 lao động. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã được tổng số gần 67.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 55,82% kế hoạch năm 2019.
Tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài. Công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được nâng cao; hướng tới mở rộng ra những ngành nghề phù hợp với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cùng với đó, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng lên, ngành nghề cũng được mở rộng; bắt đầu tiếp cận thị trường mới như châu Âu. Hoạt động của DN XKLĐ không ngừng đi vào nề nếp. Các DN đã chủ động tìm kiếm phát triển thị trường, đào tạo người lao động rất bài bản. Nhiều lao động trở về đã phát triển những ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm cho lao động và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, kết quả này có phần rất lớn từ công tác truyền thông, vai trò nổi bật, sáng tạo của các cơ quan báo chí. Thời gian qua, Trung tâm Lao động ngoài nước, Cục QLLĐNN, các DN đã quan tâm hợp tác với các cơ quan báo chí, qua đó đẩy mạnh truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với lĩnh vực XKLĐ.
Tuy nhiên, công tác truyền thông vẫn mang tính một chiều, chưa quan tâm đúng mức đến những vấn đề lớn. Do đó, Thứ trưởng yêu cầu Hội nghị này, những nội dung mang tính chất căn cơ như nâng cao chất lượng lao động, hậu XKLĐ, những tấm gương về người lao động... sẽ được báo chí quan tâm đẩy mạnh hơn nữa; đồng thời cụ thể hóa những thông điệp, có trọng tâm, trọng điểm, cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc; tăng cường truyền thông về các kỹ năng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác XKLĐ; đưa thông tin nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời tới người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật
Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Lê Minh - chuyên gia lao động, nêu một số vấn đề về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong sự nghiệp XKLĐ, trong đó nhấn mạnh: Ở trong nước, phải thừa nhận rằng thời gian qua các phương tiện truyền thông báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử... đã có rất nhiều cố gắng, thông qua việc đưa tin, điều tra, phóng sự liên quan đến sự nghiệp xuất khẩu lao động.
Báo chí đã rất kịp thời phát hiện những giông tố của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; nhanh chóng vạch mặt chỉ tên các vụ lừa đảo XKLĐ, các công ty XKLĐ "ma", các công ty XKLĐ làm ăn nhập nhèm, ký kết các hợp đồng thiệt thòi cho lao động xuất khẩu. Song, ông cũng muốn lưu ý rằng, có một số (không nhiều) mô tả cảnh bị bạc đãi đến mức tàn bạo của một số lao động làm việc trên biển, trên tàu đánh cá của Đài Loan, Hàn Quốc; hoặc lao động có tính khổ sai hoặc bị xúc phạm nhân phẩm của nữ giúp việc gia đình thì chúng ta nên cân nhắc cẩn trọng, lắng nghe nhiều chiều, thẩm tra kỹ ràng, xửa lý thông tin một cách toàn diện và thuyết phục.
Tuy nhiên, có những thông tin đúng là chua xót và bức xúc, tuy còn cá biệt, nếu ta đưa công khai có khi gây hoang mang lợi bất cập hại. Trường hợp này có thể trao đổi trức tiếp với Công ty XKLĐ yêu cầu giải quyết, hoặc trao đổi với cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này (Cục quản lý Lao động ngoài nước) để can thiệp kịp thời.
Các cơ quan truyền thông hoàn toàn có thể và có quyền đặt vấn đề với Bộ LĐTB&XH để đi các nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm, việc thực hiện các phóng sự về cộng đồng này, qua đó người lao động có thêm niềm tin vì có thêm một kênh để phản ánh tâm tư nguyện vọng, còn cơ quan truyền thông có thêm thông tin tươi mới nhất góp phần để Nhà nước có điều kiện điều chỉnh nhanh nhất các quyết định của mình trong lĩnh vực XKLĐ.
"Về điểm này, chúng tôi xin nêu một ví dụ: Đã có lần nhằm tìm hiểu thêm về người lao động Việt Nam ở Cộng hòa Séc và Xlo-va-kia, chúng tôi cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư đã phối hợp với Trung tâm hợp tác báo chí truyền thông quốc tế thuộc Bộ Văn hóa thông tin đi 2 nước đó để xây dựng một bộ phim phóng sự tài liệu ngắn. Bộ phim đã được công chiếu và có kết quả tốt" - TS. Nguyễn Lê Minh dẫn chứng.
Giải quyết khủng hoảng truyền thông trong hoạt động XKLĐ
Về mối quan hệ giữa báo chí và DN XKLĐ và việc giải quyết khủng hoảng truyền thông trong hoạt động XKLĐ, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo cho biết: Thực tế đã chứng minh, khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra với DN, các cơ quan, đơn vị, tổ chức bất kỳ lúc nào, nhất là trong thời đại mạng xã hội bùng nổ tạo nên hàng triệu "nhà báo công dân" như hiện nay. Nếu không có giải pháp xử lý kịp thời và bài bản, sự khủng hoảng ấy có thể gây ra hậu quả khó lường.
Trong lĩnh vực XKLĐ, khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ quan có thể do người lao động bỏ trốn, bị tai nạn lao động, vi phạm pháp luật lao động nước sở tại, ngừng việc tập thể... Khách quan có thể do khủng hoảng kinh tế - chính trị của nước sở tại, do những nguyên nhân bất khả kháng như động đất, sóng thần, hỏa hoạn, khủng bố...
Khi có sự kiện, vấn đề nảy sinh, nếu báo chí đưa tin trung thực, ý kiến phân tích khách quan, có tri thức, có thiện chí, rạch ròi, cụ thể, chỉ rõ điều cần phê phán sẽ có tác dụng tích cực, gây hiệu ứng lành mạnh trong xã hội. Khi ấy buộc đơn vị, tổ chức liên quan phải nhận lỗi trước dư luận, điều chỉnh quá trình kinh doanh, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lại hậu quả nghiêm trọng.
Còn nếu báo chí chạy theo xu hướng khai thác khía cạnh giật gân để câu khách, công bố ý kiến thiếu khách quan, thiếu hiểu biết cặn kẽ vấn đề, lại phiến diện, mập mờ, lợi dụng sự kiện để đưa ra các liên hệ có tính đả kích, bài bác... thì sẽ gây tổn hại đến uy tín, lợi ích của DN.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh internet phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội cũng góp phần biến một số sự cố (đôi khi rất nhỏ) thành một cuộc khủng hoảng truyền thông. Từ đó có thể nói, trách nhiệm của báo chí đối với dư luận càng phải được đề cao.
Theo ông Nguyễn Thành Lợi, một trong các nguyên tắc cơ bản khi đối diện khủng hoảng truyền thông là sự chân thành, nhanh chóng cung cấp các thông tin chính xác minh bạch, có thể kiểm chứng, không né tránh, vòng vo. Trong việc này chỉ nên sử dụng mạng xã hội như là phương tiện cung cấp thông tin chính xác đến với công chúng.
Về báo chí, trước khi công bố tin tức, cần xác minh rõ ràng, chính xác; có ý kiến nghiêm khắc song không vùi dập, cố tình làm mất uy tín. Còn chủ ý gây khủng hoảng truyền thông để làm mất niềm tin vào DN, thương hiệu sản xuất nào đó, thì vấn đề không chỉ là trách nhiệm của báo chí, mà đã là dấu hiệu vi phạm luật pháp, cần xử lý thích đáng.
Bên cạnh đó, các cơ quan chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý nhà nước tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và quản lý các hoạt động báo chí, truyền thông. Chủ động cung cấp thông tin, tăng cường việc chỉ đạo xử lý khi xảy ra khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng tới sự ổn định xã hội; nâng cao hiệu quả xử lý thông tin, tránh bị động. Xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, truyền thông, nhất là những người đứng đầu các cơ quan đó trong việc đăng tải thông tin sai lệch, gây ra khủng hoảng truyền thông.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Đông Anh thu 170 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
Kinhtedothi - Hai phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, xen kẹt để xây dựng nhà ở tại thôn Thiết Bình (xã Vân Hà), ...XEM THÊM -
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin bớt xén vật tư y tế
Kinhtedothi – Ngày 10/12, CHủ tịch UBND TP Hà Nội ký văn bản số 5502/UBND-TKBT về việc kiểm tra, xử lý thông tin Đài ...XEM THÊM -
Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội: Chung tay cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng
Kinhtedothi - Với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự cân bằng về vật chất và tin...XEM THÊM -
Tăng nhanh bệnh nhi nhập viện vì cúm mùa
Kinhtedothi - Theo thống kê của Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, từ giữa t...XEM THÊM -
Tiếp tục công bố 50 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Kinhtedothi - BHXH Hà Nội tiếp tục công bố 50 DN “nợ khủng” BHXH trên địa bàn tính đến hết tháng 11/2019. XEM THÊM -
Phát hiện một mẫu đất có vi khuẩn Whitmore tại Sóc Sơn
Kinhtedothi - Chiều 9/12, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội...XEM THÊM
-
Bộ GD&ĐT chậm công bố sách giáo khoa tiếng Anh: Do vướng thủ tục pháp lý?
Kinhtedothi - “Sau 20/12, sẽ hoàn tất công tác thủ tục, giấy tờ, hồ sơ liên quan của nhóm tác giả người nước ngoài, sau đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ chính thức công bố sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh”,...10-12-2019 07:55
-
Herbalife triển khai hành trình sức khỏe lần thứ 12
Vừa qua, Tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu Herbalife Nutrition đã triển khai Hành trình sức khỏe khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 12 để khuyến khích người tiêu dùng sống năng động, lành mạnh, tập ...09-12-2019 21:03
-
Vụ gian dối xét nghiệm HIV và viêm gan B: Đình chỉ 3 nhân viên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Kinhtedothi - Chiều 9/12, liên quan đến vụ việc cắt xén vật tư y tế trong quy trình xét nghiệm HIV và viêm gan B, đại diện Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, đã tạm đình chỉ công tác của 3 nhân v...09-12-2019 19:10
-
Huyện Đông Anh: 100% vi phạm đất nông nghiệp phát sinh năm 2019 đã được xử lý
Kinhtedothi - Trong báo cáo ban hành ngày 9/12, đại diện UBND huyện Đông Anh cho biết, 100% số vụ vi phạm đất nông nghiệp phát sinh trong năm 2019 đều đã được xử lý dứt điểm.09-12-2019 15:07
-
Khám bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách tỉnh Nam Định
Kinhtedothi - Cuối tuần qua, bệnh viện Hữu Nghị đã tiến hành khám chữa bệnh và tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.09-12-2019 14:47
- Danh sách 10 thí sinh đoạt giải vòng 1 cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô trên internet 2019
- JEBO chây ì cung cấp hồ sơ, tài liệu về công nghệ Nano làm sạch nước sông Tô Lịch
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau
- Chuyên gia Nhật khẳng định Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói đúng và gửi lời xin lỗi
- Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhận lỗi vụ cắt đôi que thử HIV, viêm gan B
- Hà Nội: CLKK sáng 10/12 chạm ngưỡng rất xấu
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin bớt xén vật tư y tế
- Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu: Sàn chứng khoán là nơi huy động vốn lý tưởng
- Phát hành trái phiếu bất động sản: Hình thức “đảo nợ” của doanh nghiệp?