Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo đảm chất lượng giấc ngủ dịp Tết

Kinhtedothi - Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục thể chất, tái tạo năng lượng, loại bỏ và bài tiết các chất có hại, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài hoạt động.
Trong dịp Tết Nguyên đán, chúng ta đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc, tài chính, sắm sửa chu toàn gia đình 2 bên nội ngoại… Những áp lực này có thể gián tiếp gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở người trưởng thành. Bên cạnh đó, những bữa tiệc, trò chơi xuyên đêm trong dịp Tết cũng là nguyên nhân khiến chúng ta ngủ không đủ giấc. Việc mất ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang, thậm chí suy kiệt, trầm cảm.
Trong dịp Tết, chúng ta thường khó duy trì được chế độ ăn uống, ngủ nghỉ bình thường vì những bữa tiệc tất niên hay những chuyến du Xuân, thăm họ hàng, bạn bè. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn trong những ngày Tết bận rộn, bạn cần bảo đảm chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Một giấc ngủ có chất lượng phải bảo đảm về mặt thời gian và cấu trúc của giấc ngủ. Thời gian ngủ tùy thuộc vào từng lứa tuổi, người trưởng thành (độ tuổi từ 18 - 60) cần ngủ 8 giờ một ngày. Về cấu trúc, giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ lơ mơ và ngủ sâu.
Dưới các áp lực của dịp Tết Nguyên đán và nhịp sống sinh hoạt bị đảo lộn, chúng ta thường dễ lo lắng khiến giấc ngủ không sâu, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt. Do vậy, để bảo đảm giấc ngủ trong dịp Tết, nên cố gắng duy trì ăn uống và sinh hoạt đều đặn. Về dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, uống sữa nóng trước khi đi ngủ và hạn chế các chất kích thích như bia rượu, cà phê.
Về luyện tập, nên cố gắng duy trì tập thể dục mỗi ngày 10 – 15 phút, không nên tập luyện trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm, không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, không nên xem các chương trình truyền hình hoặc bộ phim gây cảm giác sợ hãi. Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 – 20 phút để tránh mất ngủ vào ban đêm.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trẻ “trót” uống phải sữa giả, có cần thiết phải đi xét nghiệm?

Trẻ “trót” uống phải sữa giả, có cần thiết phải đi xét nghiệm?

21 Apr, 08:49 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, vụ gần 600 loại sữa giả mới bị lực lượng Công an thu giữ vẫn luôn là đề tài “hot”, gây sự chú ý của cộng đồng mạng xã hội. Nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng khi phát hiện nuôi con bằng sữa giả, trót đặt niềm tin vào các sản phẩm không được kiểm chứng.

Phòng chống đột quỵ: từ lý thuyết đến hành động

Phòng chống đột quỵ: từ lý thuyết đến hành động

20 Apr, 03:30 PM

Kinhtedothi – Là chủ đề hội thảo do Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng tổ chức. Đột quỵ không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội, thậm chí vận động viên thể thao cũng bất ngờ gục ngã vì đột quỵ khi chưa kịp nhận biết triệu chứng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ