Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in cuối tuần ngày 24/4

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tự chủ cho bệnh viện công: Nhiều vướng mắc gần gỡ; Mỗi lá phiếu là quyền lợi và trách nhiệm của cử tri; Nguyên tắc để tham chiếu định giá bất động sản… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 92 cuối tuần ra ngày 24/4.

 Trang nhất số báo cuối tuần 92 - Báo in Kinh tế và Đô thị ra ngày 24/4/2021.
Tự chủ cho bệnh viện công: Nhiều vướng mắc gần gỡ
Việc thực hiện tự chủ công khai, minh bạch giúp các BV công lập đạt mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho người dân, đồng thời “cởi trói” cho các đơn vị này thoát khỏi cảnh trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Dù vậy, trong quá trình triển khai, nhiều BV tự chủ vẫn gặp phải những khó khăn, thách thức do việc áp dụng cơ chế, chính sách chưa phù hợp.
Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo TP Hà Nội trực tiếp kiểm tra, giám sát tiêm vaccine Covid-19 cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh Thảo Trần
Mỗi lá phiếu là quyền lợi và trách nhiệm của cử tri
Để mỗi lá phiếu thực sự nói lên tiếng nói của mình, trong suốt quá trình bầu cử, người dân nên thể hiện trách nhiệm, tìm hiểu, xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn người đại diện xứng đáng vào Quốc hội và HĐND các cấp. Đó là quan điểm được PGS.TS Bùi Thị An (Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nguyên là đại biểu Quốc hội) khi trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.  
 PGS.TS Bùi Thị An.
Nguyên tắc để tham chiếu định giá bất động sản
Thị trường bất động sản (BĐS) trong thời gian qua liên tục có biến động phức tạp. Tại nhiều địa phương, nhất là khu vực mới xuất hiện quy  hoạch mới, giá BĐS tăng chóng mặt, có nơi đến 200%. Vậy, nguyên tắc tham chiếu nào để định giá BĐS hiện nay? Xoay quanh vấn đề này, Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia.
Khách hàng tham khảo một dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh Phạm Hùng
Hà Nội phát triển Chương trình OCOP: Nâng chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm
Sau thành công của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu từ năm 2021 trở đi, trung bình mỗi năm sẽ có từ 400 sản phẩm trở lên được đánh giá, phân hạng và cấp sao. Dù vậy, để đạt được mục tiêu trên, vẫn còn rất nhiều việc cần làm.
 Sản phẩm OCOP được giới thiệu đến người dân tại hội chợ diễn ra ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng
Minh Tien Group và cà phê cao cấp
Mang về doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, Minh Tien Group  là DN xuất khẩu đầu tàu với các sản phẩm cà phê sạch từ chu trình khép kín; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, nông hộ. Minh Tiến Group luôn chú trọng nghiên cứu các sản phẩm thân thiện môi trường, cũng như sẻ chia lợi nhuận thực hiện trách nhiệm xã hội.
Chủ tịch HĐQT Minh Tiến Group Nguyễn Thị Hồng Minh giới thiệu với các khách hàng sản phẩm Coffilia trong nhà máy tại KCN Ngọc Hồi, Hà Nội. Ảnh Hoàng Anh
Cứu di tích Hà Nội khỏi xuống cấp
Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn là trung tâm văn hóa lớn được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di tích đa dạng, phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên tại nhiều di tích ở Hà Nội, tình trạng xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ là điều thường thấy, bởi trải qua thời gian dài không được tu bổ, tôn tạo. Mặc dù chính quyền đã quan tâm đầu tư nguồn lực giữ gìn, tu bổ di tích nhưng nguồn lực từ ngân sách Nhà nước là không xuể. Vậy, có cách nào cứu di tích là vấn đề cần đặt ra để các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa và nguồn dân để bàn thảo.
Bài 1: Bồi đắp bề dày văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Hơn 10 thế kỷ đã trôi qua, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của nước Việt Nam. Thăng Long Hà Nội trong hơn 1.000 năm ấy luôn biết tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng miền đất nước và xa hơn, của bạn bè quốc tế, để với bản lĩnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, đã nhân lên những điều hay, xoá đi cái dở, làm nên một nền văn hoá bản sắc riêng đầy quyến rũ. Để góp phần làm nên vẻ quyến rũ ấy không thể không kể đến một kho tàng di tích đồ sộ, mang vẻ đẹp dấu tích qua các thời kỳ suốt chiều dài hơn 1.000 năm.
 Hoàng thànhThăng Long. Ảnh Phạm Hùng
Hồ Chí Minh - Nhà kiến tạo tài ba, vị đại biểu xuất sắc của Quốc hội Việt Nam
Tìm đường cứu nước, lãnh đạo công cuộc giành độc lập thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người kiến tạo nhà nước dân chủ nhân dân theo thể chế cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Quốc hội nước Việt Nam độc lập là thiết chế chính trị nền tảng mà Người đã góp phần kiến tạo nên và trở thành vị đại biểu xuất sắc nhất, gương mẫu nhất, nhiều đóng góp nhất trong suốt lịch sử 75 năm qua.
 Bác Hồ thăm khu vực bầu cử A.10, khu Ba Đình, Hà Nội tháng 4 năm 1964. Ảnh tư liệu
Xu thế chuyển đổi số  toàn cầu
Đến giờ, chuyển đổi số đang là xu thế chung của thế giới nhưng người ta vẫn chưa thể có được một định nghĩa nó một cách thống nhất. Đơn giản đối với mỗi quốc gia khác nhau, lĩnh vực ngành nghề khác nhau sẽ có một cách hiểu khác nhau về vấn đề bao quát này. Tất nhiên vì thế quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng quốc gia và từng lĩnh vực khác nhau.
 Phát triển CNTT và chuyển đổi số hóa là xu thế phát triển hiện nay. Ảnh Công Hùng
Nhớ người xưa
Chị lúc nào cũng có cảm giác tội lỗi khi thỉnh thoảng vẫn nhớ đến “người xưa” dù cuộc sống gia đình chị hoàn toàn bình thường và có thể nói là êm ấm. Anh và chị luôn tôn trọng nhau, con cái ngoan ngoãn, kinh tế gia đình khá giả...
 Ảnh minh họa.
Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp đa mô thức
Mới đây tại một cuộc hội thảo ở TP Hồ Chí Minh có chủ đề về “điều trị ung thư dạ dày”, nhiều báo cáo khoa học trong nước đã được trình bày, trong đó nổi bật là các báo cáo cập nhật những tiến bộ hiện nay trong chẩn đoán trước, trong và sau mổ; tình hình điều trị đa mô thức trên thế giới và tại Việt Nam, ở các bệnh viện: Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Chợ Rẫy, Trung ương Huế… 
 Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh Công Hùng
Quyết liệt ngăn chặn người nhập cảnh trái phép
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường trong nước và trên thế giới. Điều này tạo áp lực lớn cho các lực lượng đang thực thi nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở khu vực biên giới, biển đảo trước tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
 Lực lượng biên phòng tỉnh Long An, tuân tra kiểm soát khu vực biên giới. Ảnh Nguyễn Hội
Tháng Tư về thăm Côn Đảo
Khi nhắc đến Côn Đảo, người ta sẽ nghĩ đến một Côn Đảo gắn liền với những nhà tù đáng sợ, là di tích lịch sử gắn liền với quá khứ đau thương của dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay Côn Đảo là nơi biển xanh trong, cát trắng mịn, khí trời mát mẻ, hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn với người nước ngoài.
 Đường vào Trung tâm huyện Côn Đảo. Ảnh Phạm Hùng
“Cơn khát” chip toàn cầu
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đang trở nên trầm trọng và dai dẳng hơn sau 4 tháng, gây ảnh hưởng nhất định tới các ông lớn ngành công nghệ như Apple, Samsung Electronics…, và thậm chí đã trở thành chủ đề chính trong các mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các bên. 
 Tổng thống Joe Biden với mẫu chip trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, trước khi ký lệnh hành pháp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn với nền kinh tế Mỹ, hôm 24/2. Ảnh REUTERS