Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 8/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cấp giấy đi đường ra, vào “vùng đỏ”: Tháo gỡ bất cập, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tiếp thu cầu thị, điều chỉnh cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 209 ra ngày 8/9/2021.

 Trang nhất số báo 209 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 8/9/2021

Cấp giấy đi đường ra, vào “vùng đỏ”: Tháo gỡ bất cập, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Từ hôm nay (8/9), các chốt kiểm soát người và phương tiện ra, vào vùng 1 theo giấy đi đường mới có mã QR code. Công an TP Hà Nội và các địa phương thuộc vùng 1 ("vùng đỏ") đang gấp rút triển khai công tác xét duyệt, cấp giấy đi đường mới cho người dân và phương tiện vận chuyển. 

 Công an TP Hà Nội làm việc 2424 giờ để cấp giấy đi đường cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh Phú Khánh

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tiếp thu cầu thị, điều chỉnh cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn

Ngày 7/9, trao đổi về tình hình những ngày đầu tổ chức phân vùng phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn. Tất cả phải nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.

 Tổ công tác công an TP Hà Nội kiểm tra giấy đi đường người tham gia giao thông tại điểm chốt cầu Chương Dương Ảnh Thanh Hải

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn: Thực hiện tốt giãn cách từ địa bàn dân cư

Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra của TP Hà Nội do Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Thường Tín. Cùng tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải.

 Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra thực tế chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín. Ảnh Thùy Linh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải tích cực, mạnh mẽ, quyết liệt chống dịch

Chủ trì cuộc họp trực tuyến  ngày 7/9 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết hợp kiểm tra nhanh lãnh đạo nhiều huyện, xã, phường, thị trấn về công tác phòng chống Covid-19 theo phương châm xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ.

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh Nhật Bắc

Triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Nỗ lực thực hiện mục tiêu kép

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, trong bối cảnh đó, TP Hà Nội đã nỗ lực triển khai Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp.

 Người tiêu dùng mua hàng tại Tuần hàng Việt tổ chức tại thị xã Sơn Tây. Ảnh Thu Hương

Hà Nội khẩn Trương triển khai hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi covid-19: Gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn

Tính đến 31/8/2021, gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất của các DN, cá nhân kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội đã được gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ/CP của Chính phủ. Điều này cho thấy nỗ lực của các cơ quan chức năng Hà Nội trong việc gấp rút triển khai, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thời gian qua.

 Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tiền thuế do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh Hải Linh

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Xây dựng mới gắn với bảo tồn

Nghị định 69/2021/NĐ-CP ban hành được đánh giá đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng, cải tạo chung cư cũ (CCC) trên địa bàn cả nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng. Tại hội nghị phản biện xã hội đối với Đề án “Cải tạo, xây dựng lại CCC trên địa bàn TP Hà Nội” do Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức ngày 7/9, nhiều chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng xung quanh vấn đề này.

 Một khu tập thể cũ trên phố Núi Trúc, quận Ba Đình. Ảnh Thanh Hải

7 vành đai nâng tầm vị thế Thủ đô

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Khi hoàn thành toàn bộ, 7 vành đai này sẽ là bệ phóng, nâng tầm vị thế của Thủ đô - đầu tàu kinh tế - xã hội của Vùng Bắc Bộ cũng như cả nước.

 Tuyến đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Ảnh Thanh Hải

Kiểm soát dân số trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, đến ngày 1/4/2019, Hà Nội có trên 8 triệu người. Con số này cho thấy thực tế mức tăng dân số đã vượt ngưỡng dự báo so với cả Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do vậy, đây là vấn đề cần được phân tích sâu trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP tới đây.

 Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành. Ảnh Hải Linh

Biện pháp phòng, chống dịch tại vùng 2, 3 được phép nới lỏng đến đâu?

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho rằng, theo Chỉ thị 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong đó phân vùng để thực hiện các biện pháp phòng dịch. Tại vùng 2, 3, ngoài thực hiện theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, TP cho phép các quận, huyện, thị xã thuộc các vùng căn cứ vào tình hình thực tế của mình để tự quyết định áp dụng các biện pháp khác ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng...

 Chốt ''vùng xanh an toàn'' tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh Hoàng Quyết

Giữ lửa đam mê nghệ thuật chèo thông qua mạng xã hội

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc không thể diễn ra theo cách truyền thống, công nghệ 4.0 đã trở thành hướng đi phù hợp nhất để các tiết mục đến với khán giả và để nghệ sĩ được thỏa đam mê của mình. Gần đây, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam đã tổ chức chuỗi chương trình “Giữ lửa đam mê” góp phần động viên tinh thần người yêu nghệ thuật truyền thống trong mùa dịch.

 Chương trình ''Giữ lửa đam mê'' của Nhà hát Chèo Việt Nam. Ảnh Nhà hát Chèo Việt Nam

Quảng cáo thực phẩm chức năng, còn loạn đến bao giờ? - Bài 3: Muôn kiểu “giăng bẫy” người dùng

Chỉ với vài thao tác tìm kiếm đơn giản, người tiêu dùng đã có thể tiếp cận với vô số nhãn hiệu thực phẩm chức năng (TPCN) được bày bán tràn ngập trên mạng. Tuy nhiên, trong số này cũng có không ít sản phẩm được quảng cáo như những “thần dược” nhằm dụ dỗ người mua xuống tiền.

 An Thần Đan_Gỉa mạo truyền hình QPVN để quảng cáo sản phẩm 2

Tăng công suất chuỗi cung ứng nông sản

Bảo đảm nguồn nông sản cho người dân Thủ đô trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi ngành nông nghiệp và các địa phương cần chủ động, linh hoạt trong xây dựng, thực hiện các phương án sát với tình hình thực tế.

 Người tiêu dùng mua rau, củ tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh Thanh Hải

Hỗ trợ nền tảng internet tốc độ cao cho học trực tuyến

Ngày 7/9, trong ngày học thứ 2 của năm học 2021 - 2022, tình hình nghẽn mạng, rớt mạng khi thầy trò dạy và học trực tuyến chưa có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, nhiều nhà trường đã chuẩn bị phương án, kế hoạch để chủ động trong các hoạt động dạy và học.

 Học sinh trường THCS Ngô Quyền học trực tuyến tại nhà. Ảnh Thanh Hải

Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5: Ưu tiên ứng phó với đại dịch Covid-19

Theo TTXVN - Sáng 7/9 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) khai mạc theo hình thức trực tiếp với sự tham dự của 110 Chủ tịch Quốc hội các nước trên thế giới. Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn đã tham dự Phiên khai mạc.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị. Ảnh Doãn Tấn