Bạo lực gia tăng - Báo động về sự xuống cấp đạo đức, lối sống
Kinhtedothi - Báo cáo nhanh của Bộ Y tế cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có hơn 5.000 trường hợp nhập viện, cấp cứu do đánh nhau, xô xát.
Đây chưa phải con số thống kê đầy đủ mà đã khiến không ít người bàng hoàng, lo lắng. Dù có “viện cớ” là do bia rượu, cũng không thể bỏ qua sự sâu xa: Ấy là dấu hiệu xuống cấp của văn hóa gia đình và nền tảng giáo dục nói chung.
Điều không bình thường
Những năm gần đây, con số thống kê những người nhập viện do đánh nhau, xô xát trong dịp Tết mới được công bố. Phải nói rằng, đây là con số không thể xem thường. Bởi rõ ràng, một cộng đồng xã hội, không gian xã hội trong dịp Tết đến Xuân về để xảy ra những náo loạn là cần rung lên hồi chuông. Đáng báo động là bạo lực có chiều hướng ngày càng “trẻ hóa”. Và đây là điều đáng buồn trong những ngày đáng ra là dịp vui vẻ, sum vầy.
Gần đây, có nhiều người lên tiếng xung quanh việc người Việt Nam hiện nay dường như hung hãn hơn trước đây. Điều đó đi liền với tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp cũng như sự vô cảm trong xã hội. Nhận xét ấy không phải là vô cớ. Bởi nếu như trước đây, thấy những vụ đánh nhau dễ nghĩ đến giới giang hồ hoặc chỉ là những vụ đánh đấm của các nhóm thanh niên choai choai có chút máu nóng… Nhưng hiện nay, việc học sinh đánh nhau đã như “cơm bữa” và tính chất bạo lực ngày càng nghiêm trọng… Điều đáng buồn hơn, đám bạn cả trai, cả gái còn đứng xung quanh reo hò, lấy điện thoại ra quay để tung lên mạng…
Trở lại con số đánh nhau trong dịp Tết, như nhận xét của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến: “Đó là điều không bình thường!”. Nguyên nhân thì nhiều, ngày Tết nhiều người thường tụ tập uống rượu, bia và chất kích thích chính là nguyên cớ tác động dẫn đến hành vi bạo lực. Nhưng đây không phải nguyên nhân gốc, mà chính là cách ứng xử văn hóa, đặc biệt là trong giới thanh niên đang có vấn đề. Khi xảy ra mâu thuẫn, đáng ra phải trao đổi, tranh luận, phân tích cho nhau thì họ sẵn sàng dùng vũ lực lao vào đánh nhau thay cho lời giải thích, đó là việc rất đáng trách.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, không thể đổ hết cho những ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực tràn ngập trên truyền hình, trên các trang mạng, hãy tự trách về sự thiếu quan tâm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, từ gia đình đến nhà trường và cả văn hóa ứng xử, hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm công dân. Cộng với đó là sự thiếu gương mẫu, giống như mất liều thuốc “đề kháng” khiến nhiều người dễ rơi vào bạo lực.
Kích hoạt giá trị nhân văn
Nhiều chuyên gia nhận định, gia đình là cái phễu - đơn vị đầu tiên và cũng là nhỏ nhất của xã hội chăm lo cho con người. Những xung đột, va vấp của con người luôn gắn bó với gia đình. Khi xã hội chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, một số chức năng cơ bản của gia đình bị giảm thiểu, trong đó có chức năng chăm sóc, giáo dục. Các bậc cha mẹ mải miết kiếm tiền, ít quan tâm con mình học gì, học thế nào.
Nhìn về phía nhà trường, việc dạy người dường như chỉ xuất hiện ở giáo dục bậc mầm non bằng các câu chuyện kể luân lý cho trẻ nhỏ. Từ giữa bậc THCS trở lên, nhà trường không còn chăm lo đến hành xử của cá nhân mà xây dựng những bộ chuẩn ứng xử với số đông. Nền giáo dục cũng chuyển sang thời cơ chế thị trường. Khi nhà trường càng chuyên nghiệp, càng chính quy, càng đẻ ra nhiều nội quy, quy tắc với sự giúp đỡ của phương tiện kỹ thuật, tính nhân văn trong nhà trường vì thế cũng giảm đi.
“Cần kích hoạt giá trị nhân văn” là quan điểm PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) từng đưa ra. Bởi dù ở các địa phương hiện nay phát triển rất sâu rộng phong trào thi đua xây dựng làng, xã, phường, gia đình văn hóa. Tuy nhiên, nhiều khi chỉ mang tính chất phát giấy chứng nhận. Năm 2015, cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (tỷ lệ 85,03%). Chỗ nào cũng thấy làng, phường, công sở văn hóa. Số lượng tăng lên nhưng thực trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội khác cũng gia tăng, nền tảng đạo đức lối sống, trong đó có lối sống gia đình xuống cấp, các giá trị văn hóa gia đình truyền thống được báo động là có nguy cơ mai một. Các giá trị đạo đức phổ quát trong xã hội cũng có biểu hiện xuống cấp trầm trọng… Việc tìm cách giảm bớt những con số bạo lực qua mỗi năm không dễ dàng nhưng hoàn toàn có thể làm được, đó là điều nhiều người tin tưởng. Trước hết, muốn làm được điều này thì cuộc vận động xây dựng tổ chức đời sống của cộng đồng phải theo hướng kích hoạt lại những giá trị nhân bản nhân văn tốt đẹp trong xã hội. Và để níu giữ những giá trị văn hóa, giảm bớt đi những hành vi bạo lực, đã đến lúc những người có trách nhiệm, những nhà giáo dục, nhà văn hóa cùng với những nhà nghiên cứu xã hội cùng ngồi lại với nhau để tìm ra các giải pháp thuyết phục nhất. Hãy làm gấp trước khi quá muộn!
![]() Ảnh minh họa.
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Hải Dương: Học sinh lớp 12 thuộc 8 huyện, thành phố trở lại trường từ ngày 8/3
Kinhtedothi - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương vừa có công văn về việc tổ chức dạy và học sau cách ly xã hội toàn tỉn...XEM THÊM -
Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
Kinhtedothi - Đó là thông tin vừa được Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT đưa ra về việc sẽ dạy thí điểm chương trình ti...XEM THÊM -
Hải Dương lập danh sách 9 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19
Kinhtedothi - Ngày 4/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Hải Dương cho biết, địa phương đã yêu cầu cá...XEM THÊM -
Dự kiến ngày mai (5/3), bệnh nhi ngã từ tầng 13 sẽ được xuất viện
Kinhtedothi - Sau khi các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đánh giá lại toàn trạng sức khỏe, dự kiến, bệnh nhi ngã từ tầ...XEM THÊM -
Hà Đông: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong
Kinhtedothi - Vào lúc rạng sáng, ngôi nhà cấp 4 kinh doanh cafe bất ngờ bốc cháy. Chỉ trong ít phút ngọn lửa bốc ra d...XEM THÊM -
Mở rộng phạm vi điều chỉnh, tăng mức ưu đãi người có công
Kinhtedothi - Theo lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cho biết, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng mới nhất sẽ có hiệu lực...XEM THÊM
-
Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng nhẹ
Kinhtedothi - Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, DN đang dần hồi phục báo hiệu thị trường lao động sẽ sôi động hơn và người lao động (NLĐ) có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp. Đây...04-03-2021 08:34
-
Có dẹp được nạn karaoke tự phát?
Kinhtedothi - Vấn nạn karaoke tự phát xuất hiện ở những hộ gia đình trong khu phố, làng xã, hoặc ở các quán ăn ngoài trời, có tổ chức ca nhạc… là chuyện xưa nhưng chưa bao giờ cũ. Và mới đây, karao...04-03-2021 08:19
-
Tử vi hôm nay 4/3 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã mệt mỏi với công việc hiện tại
Kinhtedothi - Xem tử vi hôm nay - Thứ Năm ngày 4/3/2021 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã vô cùng mệt mỏi với công việc hiện tại. Một vài người quen mở lời gợi ý bạn chuyển sang hợp tác làm việc với h...04-03-2021 07:10
-
Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, đang cách ly theo dõi hơn 51.000 người
Kinhtedothi - Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tính từ 18 giờ ngày 3/3 đến 6 giờ ngày 4/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Hiện có 51.572 người tiê...04-03-2021 06:42
-
Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 4/3
Kinhtedothi - Hà Nội gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố khóa XVI; Đổi mới tư duy, thúc đẩy văn hóa Hà Nội phát triển; Khẩn trương, thận trọng, tạo cơ sở chắc chắn triển khai bầu cử… là ...04-03-2021 06:16
- Hà Nội: Chưa được "lệnh", hàng quán vỉa hè ngang nhiên hoạt động, vi phạm phòng dịch
- Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin học sinh “bắt buộc” học Tiếng Hàn từ lớp 3
- [Infographic] Chi tiết tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021
- Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
- Thiêu thân trên sàn giao dịch tiền ảo
- Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước xuống dưới 56 triệu đồng/lượng
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đoạn ngầm vẫn vướng giải phóng mặt bằng
- Hà Đông: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong
- Để không phải “giải cứu” nông sản