Bảo tàng Quân đội - một cuốn sử sống
Kinhtedothi - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tiền thân là Bảo tàng Quân đội) là một trong 6 bảo tàng cấp quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội, được thành lập ngày 17/7/1956, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Tin liên quan
-
Hiến tặng hiện vật, tài liệu cho Bảo tàng Hà Nội: Kể chuyện văn hóa, lịch sử Thủ đô
- TP Hồ Chí Minh: Hơn 275 tỷ đồng xây mới bảo tàng Tôn Đức Thắng
- [Hà Nội trong tôi] Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
- Có một bảo tàng CNTT độc đáo
Đối với khá nhiều người yêu thích du lịch kết hợp tìm hiểu lịch sử thì Cột cờ Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những địa chỉ không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đặt chân đến Thủ đô.
Năm 1956, Ban xây dựng Bảo tàng Quân đội có 13 người với nhiệm vụ “Nghiên cứu sưu tầm các tài liệu hiện vật, di tích lịch sử thuộc về quân đội; tiến hành thu thập, sắp xếp các tài liệu, hiện vật cho có hệ thống; tổ chức bảo quản các tài liệu hiện vật lịch sử, đồng thời liên hệ với các địa phương để hướng dẫn bảo quản những di tích lịch sử của quân đội ở địa phương; nghiên cứu kế hoạch và thực hiện trình bày, tổ chức nên Bảo tàng Quân đội”.Sau hơn 3 năm tiến hành xây dựng và trưng bày, ngày 21/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1959), Bảo tàng Quân đội chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan.
Sau gần 5 năm mở cửa đón khách tham quan, ngày 15/5/1964, Tổng cục Chính trị ra Quyết định nâng cấp Phòng Bảo tàng Quân đội thành Viện Bảo tàng Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị. Viện có nhiệm vụ: Nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và tuyên truyền giáo dục truyền thống quân đội; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học; giúp Tổng cục Chính trị chỉ đạo hoạt động bảo tàng, nhà truyền thống toàn quân. Trong 10 năm, từ 1965 đến năm 1975, Viện Bảo tàng Quân đội đã phục vụ tham quan cho gần 2 triệu khách trong và ngoài nước thuộc hơn 80 quốc gia trên thế giới.Ngày 4/12/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1155/QĐ-TTg đổi tên Viện Bảo tàng Quân đội thành Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN). Với việc đổi tên, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng như vị thế của Bảo tàng được nâng lên ngang tầm với các bảo tàng quốc gia; quy mô, phạm vi trưng bày được mở rộng. Bảo tàng LSQSVN trở thành một trong 6 bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội, hàng năm tiếp đón và phục vụ hàng chục vạn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, học tập.Hiện phần trưng bày trong nhà của Bảo tàng được chia thành 3 khu vực S2, S3, S4, nội dung chính gồm: Lịch sử quân sự Việt Nam thời Hùng Vương, An Dương Vương đến trước năm 1930, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1930 - 1975, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay...Phần trưng bày ngoài trời gồm hai khu với các hiện vật như xác máy bay Mỹ, các loại xe tăng, pháo, súng thần công... Nổi bật trong số hàng vạn hiện vật là 4 bảo vật quốc gia gồm 2 máy bay MiG-21 số hiệu 4324 và 5121, xe tăng T-54B số hiệu 843 và tấm bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đây đều là những hiện vật gốc thể hiện ý chí và tinh thần quyết thắng của quân, dân cả nước.Những năm qua, Bảo tàng LSQSVN đã đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Năm 2019, bảo tàng đón 820.000 lượt khách, trong đó có 731.000 lượt khách quốc tế. Bảo tàng đã sưu tầm được 304 hình ảnh và 711 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, có giá trị về văn hóa, lịch sử quân sự Việt Nam. Tại đây đã hoàn thành việc bảo quản 2.125 hiện vật, thực hiện phục chế 18 hiện vật, bảo quản sơ bộ 2.552 hiện vật trên hệ thống trưng bày, phục vụ 115 đoàn đến nghiên cứu”.Du khách quốc tế đến đây rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy xác máy bay, xe tăng, súng thần công và nghe những câu chuyện gắn liền với hiện vật, nhiều cựu chiến binh đã tìm đến bảo tàng để sống lại hoài niệm chiến tranh với những nỗi niềm riêng. Các em học sinh đến đây để học lịch sử chiến tranh Việt Nam thông qua các hiện vật được trưng bày.Đại uý Lan Hương, cán bộ của Bảo tàng cho biết: “Trước khi có dịch Covid-19 hàng ngày thường xuyên có hơn 2.000 du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan. Điều đặc biệt là có khá nhiều cựu chiến binh Pháp, Mỹ tìm đến đây để sống lại những kỷ niệm chiến trường xưa”.Hơn 60 năm qua, không biết bao nhiêu thế hệ cán bộ, nhân viên của Bảo tàng, với lòng say mê nghề nghiệp, sự trân trọng đối với lịch sử, không tiếc mồ hôi, công sức và cả xương máu, vừa làm vừa học, từng bước xây dựng một địa chỉ du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Bảo tàng Quân đội - một cuốn sử sống
Kinhtedothi - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tiền thân là Bảo tàng Quân đội) là một trong 6 bảo tàng cấp quốc gia...XEM THÊM -
Phú Quốc cần tập trung 4 trụ cột chính để thành trung tâm khu và và quốc tế
Kinhtedothi - Để trở thành trung tâm du lịch, thương mại-dịch vụ lớn của cả nước, khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng T...XEM THÊM -
[Ảnh] Sa Pa đẹp xuất sắc những ngày đầu năm, du khách "rần rần" đổ về check-in
Kinhtedothi - Du lịch Sa Pa đã có một kỳ nghỉ Tết dương lịch "viên mãn" với hơn 65.000 lượt khách và đang chờ đón làn...XEM THÊM -
Quảng Ngãi: Mã QR được gắn ở 28 vị trí trên đảo Lý Sơn dùng để làm gì?
Kinhtedothi - Du khách tham quan có thể dùng điện thoại thông minh để quét mã QR để truy cập các thông tin về địa dan...XEM THÊM -
Để du lịch Quảng Trị xứng danh là ngành kinh tế mũi nhọn
Kinhtedothi - Quảng Trị xác định xây dựng một số sản phẩm du lịch mới dựa trên lợi thế của tỉnh là đề án trọng tâm, đ...XEM THÊM -
[Ảnh] Ngỡ ngàng trước những công trình biểu tượng mới ở Phú Quốc
Kinhtedothi - Từ tháp chuông St. Mark's Campanile huyền thoại ở Venice, Khải Hoàn Môn biểu tượng của kinh đ...XEM THÊM
-
Bí kíp trải nghiệm cực đã tại Công viên nước "đỉnh" nhất Châu Á vừa ẵm "Oscar du lịch"
Kinhtedothi - "Những ngày mà chân chưa mỏi/ Có tiền cũng khó mà mua". Để vẽ nên những trang ký ức tuổi trẻ thêm nhiều gam màu rực rỡ, hãy cùng hội bạn thân quẩy hết mình tại Côn...06-01-2021 10:23
-
Quảng Ninh đón 142.000 lượt khách trong 2 ngày nghỉ lễ
Kinhtedothi - Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 2 ngày nghỉ lễ 1,2/1, Quảng Ninh đã đón khoảng 142.000 lượt khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.03-01-2021 03:23
-
Làm mứt quất vừa lạ miệng vừa chữa ho
Kinhtedothi - Thời tiết lạnh bạn hãy làm mứt quất để cả nhà ăn vặt vừa lạ miệng vừa chữa ho nhé. Đặc biệt, mứt quất trị ho, đau họng cho trẻ nhỏ và người già02-01-2021 17:55
-
Lễ hội Carnaval mùa Đông đậm dấu ấn tại đảo Tuần Châu
Kinhtedothi - Đúng 16 giờ ngày 1/1 chương trình lễ hội Carnaval mùa Đông lần đầu tiên được tổ chức tại Khu du lịch Quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long, Quảng Ninh.01-01-2021 22:29
-
Hà Nội đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến Thủ đô năm 2021
Kinhtedothi - Sáng 1/1/2021, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức lễ chào mừng đoàn khách du lịch đầu tiên đến Thủ đô...01-01-2021 11:27
- Ông chủ Đảo Ngọc Xanh - nơi xảy ra tai nạn thương tâm khiến 1 học sinh tử vong là ai?
- Cổ động trực quan phục vụ Đại hội XIII của Đảng: Tạo điểm nhấn để đạt hiệu quả đẹp và tăng tính tuyên truyền
- Giá dầu Brent sụt gần 1% do lo ngại lệnh phong tỏa mới tại Trung Quốc
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh: Xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
- Chủ tịch HĐND TP Hà Nội: Hoạt động HĐND bám sát đời sống, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của cử tri
- [Infographic] Bí quyết giữ ấm cho ngôi nhà khi trời giá rét
- [Clip] Thót tim trước cảnh tài xế xe máy lách khỏi gầm xe tải
- Thời tiết trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu sẽ diễn biến ra sao?
- Từ ngày 17/1, Hà Nội chuyển rét đậm