“Bắt buộc” học tiếng Hàn khiến dư luận xôn xao
Kinhtedothi - Ngày 9/2/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn Tiếng Hàn, Tiếng Đức - ngoại ngữ 1 hệ 10 năm thí điểm.
Tin liên quan
-
Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin học sinh “bắt buộc” học Tiếng Hàn từ lớp 3
- Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
- Hỗ trợ người lao động học tiếng Hàn, tối đa 4,5 triệu đồng/người
- Hỗ trợ người lao động học tiếng Hàn, tối đa 4,5 triệu đồng/người
Mới đang là thực hiện thí điểm
Trong phần đặc điểm môn học, quyết định 712 nêu rõ: Môn Tiếng Hàn là ngôn ngữ 1 “bắt buộc” trong chương trình GDPT, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Ngay lập tức, dư luận đã có những phản ứng khác nhau vì cho rằng sắp tới con em mình sẽ bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn từ lớp 3.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, đây là quyết định về việc thí điểm môn tiếng Hàn trở thành một trong các ngoại ngữ 1. Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
Cụm từ “bắt buộc” trong quyết định 712 của Bộ GD&ĐT không có nghĩa môn Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc với học sinh từ lớp 3. Tiếng Hàn chỉ là một trong những ngoại ngữ được chọn làm ngoại ngữ 1. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình GDPT.
Nội dung cơ bản của Chương trình GDPT môn tiếng Hàn, tiếng Đức giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới; hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc này giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về các nền văn hóa khu vực các quốc gia nói tiếng Đức, tiếng Hàn. Từ đó góp phần hình thành thái độ và tình cảm tích cực đối với các nền văn hóa này để họ thêm trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam…Bảo đảm các điều kiện mới được dạyThông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn).Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở GDPT và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
Để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD&ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, CHLB Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam.Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.
Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD&ĐT sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.
Sau khi ban hành Quyết định 712, với việc ban hành thêm tiếng Hàn và Đức, hiện ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Huyện Quốc Oai: Kiểm tra, khắc phục sự cố sạt lở đất làm sập nhà dân
Kinhtedothi – Sau trận mưa lớn vào rạng sáng 17/4, trên địa bàn thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đ...XEM THÊM -
Đề nghị giữ nguyên mức học phí, giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh
Kinhtedothi - Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương ảnh hưởng lớn đến sự...XEM THÊM -
[Thuốc&Sức khỏe] Những bài thuốc trị rụng tóc
Kinhtedothi - Theo Đông y, tóc là một phần dư ra của huyết nên có liên quan mật thiết đối với huyết và tạng thận. Vì ...XEM THÊM
- Xuân Trường lập siêu phẩm giúp HAGL đánh bại Hà Nội FC tại vòng 10 V-League 2021
- Huyện Quốc Oai: Kiểm tra, khắc phục sự cố sạt lở đất làm sập nhà dân
- Giá vàng hôm nay 18/4/2021: Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
- Dự báo thời tiết 10 ngày: Hà Nội mưa rào và dông, Bắc Bộ khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá
- Đề nghị giữ nguyên mức học phí, giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh
- "Ba Vì - khám phá và trải nghiệm mới" sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho du khách
- Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được lĩnh lương hưu
- Hôm nay, Hà Nội chuyển lạnh, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất tại Bắc Bộ
- Xe điện có thực sự bảo vệ môi trường?