80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bất cập công trình "siêu mỏng": Vấn đề nằm ở công tác quản lý

Kinhtedothi - Công trình xây dựng “siêu mỏng, siêu méo” là một trong những bất cập của công tác quản lý, phát triển đô thị hiện nay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội.
 KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội
Mới đây tại phiên giải trình về vấn đề quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP, HĐND TP Hà Nội đã đề ra việc giải quyết dứt điểm tình trạng công trình xây dựng “siêu mỏng, siêu méo”.
Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- Đây là việc làm hợp lý, cần phải bắt tay thực hiện ngay, thực hiện một cách triệt để, vì đây đã trở thành vấn đề mang tính cấp thiết trong thiết kế đô thị và cũng là một trong những vấn nạn trong vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô. Các công trình “siêu mỏng, siêu méo” đang làm cho bộ mặt đô thị bị vụn vặt và thiếu bản sắc.
Tuy nhiên, chính người dân cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, mặc dù mảnh đất còn lại của họ còn rất nhỏ nhưng họ cũng cần chỗ ở, cần chỗ mưu sinh. Nếu thu hồi để chuyển đi nơi khác cần bố trí công ăn việc làm hay việc hợp thửa, hợp ô thì nhiều người không muốn bán hoặc bán với giá quá cao khiến cho nhà bên cạnh khó mà mua được... Đối với người dân, không chỉ là vấn đề về tài chính mà còn là vấn đề về nhân sinh.
Vậy bằng cách nào có thể hạn chế được thực trạng này, thưa ông?
- Mặc dù khó nhưng cũng vẫn phải làm, đối với các công trình đã hiện hữu cần phải kiên quyết trong vấn đề hợp thửa, hợp ô hoặc là đền bù để thu hồi; và cần phải làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân là lãnh đạo chính quyền và các đơn vị chuyên môn của các địa bàn xảy ra tình trạng này.
Thời gian gần đây, chính quyền TP Hà Nội đã mạnh tay xử lý, kỷ luật các lãnh đạo địa phương để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và vi phạm trong công tác quản lý đô thị. Tôi nghĩ cần phải làm mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này.
Theo ông tính pháp lý của việc quản lý các công trình "siêu mỏng, siêu méo" hiện nay đã đủ chặt chẽ chưa?
- Tính pháp lý đã rất rõ ràng, chặt chẽ rồi, vấn đề hiện nay nằm ở công tác quản lý. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg, trong đó quy định: Nếu phần diện tích đất sau khi quy hoạch còn lại nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng; Nếu phần diện tích còn lại từ 15m2 đến nhỏ hơn 40m2, có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng... Do vậy, chúng ta làm tốt khâu quy hoạch, làm tốt khâu quản lý, giám sát thì chắc chắn sẽ triệt tiêu dần những công trình dạng “siêu mỏng, siêu méo”.
Xin cảm ơn ông!
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ