Bất cập: Indonesia dời thủ đô từ đất lụt sang rừng bị đốt cháy

Hương Thảo (Theo Business Insider)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hồi tháng 4 năm nay, chính phủ Indonesia đã công bố một kế hoạch trị giá 33 tỷ USD để di dời thủ đô khỏi Jakarta, và trong tuần này họ tiết lộ rằng địa điểm mới sẽ ở Đông Kalimantan, một tỉnh thuộc đảo Borneo.

Đường phố Jakarta trong trận lụt hồi tháng 2/2019. 
Indonesia đang chạy đua để chống lại sự gia tăng mực nước biển, có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực của thủ đô Jakarta, trong mục tiêu đến năm 2050. Hơn một thập kỷ qua, lũ lụt triền miên đã tàn phá nhà cửa, xe cộ và DN, đặc biệt là ở các khu dân cư nghèo hơn trong TP.
Hồi tháng 4 năm nay, Chính phủ Indonesia đã công bố một kế hoạch trị giá 33 tỷ USD để di dời thủ đô, và trong tuần này họ tiết lộ rằng địa điểm mới sẽ ở Đông Kalimantan, một tỉnh thuộc đảo Borneo - nơi Indonesia đang chia sẻ với 2 quốc gia khác là Malaysia và Brunei.
Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho thủ đô mới, dự kiến bắt đầu vào năm 2021, bị các nhà môi trường nhận định rằng có thể gây nguy hiểm cho các khu rừng còn lại của Borneo và tăng lượng khí thải carbon.
Jakarta đang có chất lượng không khí tồi tệ bậc nhất, dù đó cũng là một vấn đề ở Borneo. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất khi xây dựng thủ đô mới ở Borneo là nạn phá rừng, có liên quan đến việc có thể làm tăng lượng khí thải nhà kính của Indonesia, vốn đã thuộc hàng cao nhất thế giới.
Các khu rừng của Borneo bao gồm phần lớn đất than bùn - một loại đất ngập nước chứa lượng carbon gấp 12 lần so với các khu rừng mưa nhiệt đới khác. Chỉ cần 1ha đất than bùn có thể giải phóng khoảng 6.000 tấn C02 khi nó bị phá hủy.
Đáng nói, phá rừng đã và đang là một vấn đề ở Boreno trong nhiều thập kỷ, khi các khu rừng nhiệt đới của nó thường xuyên bị đốt cháy và thu hẹp để nhường chỗ cho các đồn điền dầu cọ - loại dầu thực vật được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.
Rừng than bùn bị phá bằng cách đốt cháy tại miền Trung Kalimantan vào tháng 11/2015. 
Giai đoạn 1973 - 2015, Borneo mất hơn 25.000km2 của khu rừng lâu năm do giải phóng mặt bằng hoặc chuyển đổi đất cho các đồn điền. Năm 2010, Kalimantan đã phát thải hơn 140 triệu tấn CO2 vì quá trình chuyển đổi đất, tương đương với lượng phát thải hàng năm của 28 triệu ô tô.
Theo các chuyên gia môi trường, khi việc phá rừng ở Borneo có thể chậm lại vì giá dầu cọ giảm, sự gia tăng xuất hiện của con người trên đảo này lại là mối đe dọa mới với những khu rừng khỏe mạnh còn lại.
Một khi trở thành vùng đất của thủ đô Indonesia, Borneo được dự báo sẽ tiếp nhận tới 1,5 triệu cư dân mới, chủ yếu là nhân viên chính phủ và gia đình của họ từ Jakarta. Và để đáp ứng cho những cư dân này, Indonesia có kế hoạch phát triển hàng trăm nghìn m2 đất.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Indonesia đã hứa sẽ không phá dỡ bất kỳ khu rừng phòng hộ nào, tuy nhiên kể cả như vậy, việc xây dựng trên đất than bùn vẫn có thể giải phóng quá nhiều C02 vào khí quyển. Đất cũng có thể cần được rút nước để phù hợp với các tòa nhà xây dựng và đường cao tốc, điều sẽ làm cho sân cỏ khô hơn và dễ bị hỏa hoạn hơn.
"Những con đường mới cắt xuyên qua các khu vực rừng sẽ phá vỡ tính liên tục của độ che phủ của rừng... Khi một tán rừng nhiệt đới bị phá vỡ và khí hậu địa phương thay đổi, nhiều đám cháy có thể xảy ra", giáo sư Petr Matous tại ĐH Sydney nói.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần