Bất chấp Covid-19, TP Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 180.500 lao động
Kinhtedothi – Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, song năm 2020, toàn TP Hà Nội tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vượt chỉ tiêu; giải quyết việc làm cho 180.578 lao động. TP Hà Nội đã xây dựng giải pháp từ xa để chống thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.
Tin liên quan
-
Các trường học Hà Nội tăng cường phòng chống rét cho học sinh
- Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 9 ngày
Sáng 11/1/2021, Bộ LĐTB&XH tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021. Đến dự và chỉ đạo hội nghị ở đầu cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tham dự đầu cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã có bài tham luận về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, năm 2020, TP Hà Nội cũng như cả nước chịu sự tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 gây ra. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng; nhiều DN phải cắt giảm lao động dẫn đến người lao động (NLĐ) bị thiếu việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của Nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: TP Hà Nội thực hiện một số pháp thúc đẩy gắn kết giáo dục nghề nghiệp với DN, phát triển thị trường lao động. Ảnh: Oanh Trần. |
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động trực tiếp, gây nhiều khó khăn cho việc triển khai các chính sách về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn TP. Song, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP và sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành LĐTB&XH, các chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành vẫn đạt tích cực, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đã đề ra. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tuyển sinh được 215.000 lượt người, đạt 102,4% kế hoạch.
Toàn TP giải quyết việc làm cho 180.578 lao động, đạt 116% kế hoạch. Đồng thời đưa 2.571 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Giải quyết việc làm cho 7.400 lao động qua hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 13.930 lao động được tuyển dụng thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm; tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm 114.840 lao động.
Năm 2020, hầu hết các cơ sở GDNN đều có hợp tác với DN với nhiều nội dung và hình thức phối hợp đa dạng. Các DN đã tiếp nhận 52.126 học sinh, sinh viên (HS, SV) đến thực hành, thực tập; 229 DN đặt hàng đào tạo với 12.320 người; tuyển dụng 16.177 HS, SV vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, các DN hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo cho các cơ sở GDNN với kinh phí: 8.143.600.000 đồng.
Từ thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với dạy nghề trên địa bàn TP, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã nêu ra một số các pháp thúc đẩy gắn kết GDNN với DN, phát triển thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay của TP Hà Nội.
Về giải pháp thúc đẩy gắn kết đào tạo nghề với DN để giải quyết việc làm, TP Hà Nội tăng cường tuyên truyền để các DN thấy được lợi ích của việc gắn kết, huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội để làm rõ các lợi ích từ việc cộng tác giữa cơ sở GDNN với DN đối với chất lượng lao động qua đào tạo cũng như giải quyết việc làm sau đào tạo.
Bên cạnh đó là xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách chính xác khoa học và đầy đủ nhằm gắn kết đào tạo và sử dụng lao động, dự báo sự thay đổi của thị trường lao động…để các cơ sở có hoạt động GDNN có được số liệu tổng quan về nhu cầu của DN trước mắt và lâu dài.
TP Hà Nội áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống kết nối cung và cầu đào tạo trong toàn hệ thống (nhà trường - DN – HS, SV) để giải quyết được cung - cầu lao động; sử dụng Quỹ chống thất nghiệp để đào tạo cho NLĐ đang làm việc trong các DN, hoặc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động. Đây là giải pháp từ xa để chống thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội
Đối với các cơ sở GDNN đổi mới chương trình đào tạo, hướng đến nhu cầu thực tế của các DN, tăng cường thực hành, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm; đa dạng hóa hình thức, nội dung phối hợp giữa nhà trường với DN.
Đặc biệt, từng bước xóa bỏ ranh giới của các khoa; bố trí sắp xếp máy móc, trang thiết bị thành một hệ thống kết nối thông qua internet, robot thành một nhà máy 4.0 hoạt động như một DN để có thể vừa tổ chức đào tạo, vừa nghiên cứu và sản xuất sản phẩm KHCN và thương mại hoá.
Về giải pháp thị trường lao động, TP Hà Nội đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua việc tổ chức các phiên được tổ chức theo hướng Sàn Trung tâm, Sàn vệ tinh và Điểm vệ tinh. Song song với đó là tăng cường thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ lao động đăng tin tìm việc làm, hỗ trợ DN đăng tin tuyển dụng thông qua website: vieclamhanoi.net; tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng
COVID-19
giáo dục nghề nghiệp
Giải quyết việc làm
thị trường lao động.
-
Hải Dương: Học sinh lớp 12 thuộc 8 huyện, thành phố trở lại trường từ ngày 8/3
Kinhtedothi - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương vừa có công văn về việc tổ chức dạy và học sau cách ly xã hội toàn tỉn...XEM THÊM -
Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
Kinhtedothi - Đó là thông tin vừa được Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT đưa ra về việc sẽ dạy thí điểm chương trình ti...XEM THÊM -
Hải Dương lập danh sách 9 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19
Kinhtedothi - Ngày 4/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Hải Dương cho biết, địa phương đã yêu cầu cá...XEM THÊM -
Dự kiến ngày mai (5/3), bệnh nhi ngã từ tầng 13 sẽ được xuất viện
Kinhtedothi - Sau khi các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đánh giá lại toàn trạng sức khỏe, dự kiến, bệnh nhi ngã từ tầ...XEM THÊM -
Hà Đông: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong
Kinhtedothi - Vào lúc rạng sáng, ngôi nhà cấp 4 kinh doanh cafe bất ngờ bốc cháy. Chỉ trong ít phút ngọn lửa bốc ra d...XEM THÊM -
Mở rộng phạm vi điều chỉnh, tăng mức ưu đãi người có công
Kinhtedothi - Theo lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cho biết, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng mới nhất sẽ có hiệu lực...XEM THÊM
-
Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng nhẹ
Kinhtedothi - Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, DN đang dần hồi phục báo hiệu thị trường lao động sẽ sôi động hơn và người lao động (NLĐ) có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp. Đây...04-03-2021 08:34
-
Có dẹp được nạn karaoke tự phát?
Kinhtedothi - Vấn nạn karaoke tự phát xuất hiện ở những hộ gia đình trong khu phố, làng xã, hoặc ở các quán ăn ngoài trời, có tổ chức ca nhạc… là chuyện xưa nhưng chưa bao giờ cũ. Và mới đây, karao...04-03-2021 08:19
-
Tử vi hôm nay 4/3 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã mệt mỏi với công việc hiện tại
Kinhtedothi - Xem tử vi hôm nay - Thứ Năm ngày 4/3/2021 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã vô cùng mệt mỏi với công việc hiện tại. Một vài người quen mở lời gợi ý bạn chuyển sang hợp tác làm việc với h...04-03-2021 07:10
-
Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, đang cách ly theo dõi hơn 51.000 người
Kinhtedothi - Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tính từ 18 giờ ngày 3/3 đến 6 giờ ngày 4/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Hiện có 51.572 người tiê...04-03-2021 06:42
-
Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 4/3
Kinhtedothi - Hà Nội gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố khóa XVI; Đổi mới tư duy, thúc đẩy văn hóa Hà Nội phát triển; Khẩn trương, thận trọng, tạo cơ sở chắc chắn triển khai bầu cử… là ...04-03-2021 06:16
- Hà Nội: Chưa được "lệnh", hàng quán vỉa hè ngang nhiên hoạt động, vi phạm phòng dịch
- Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin học sinh “bắt buộc” học Tiếng Hàn từ lớp 3
- [Infographic] Chi tiết tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021
- Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
- Thiêu thân trên sàn giao dịch tiền ảo
- Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước xuống dưới 56 triệu đồng/lượng
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đoạn ngầm vẫn vướng giải phóng mặt bằng
- Hà Đông: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong
- Để không phải “giải cứu” nông sản