Bắt mạch yếu điểm ngành nông nghiệp Thủ đô
Kinhtedothi - Tình trạng nông sản rớt giá, dư thừa trong thời gian vừa qua đã phần nào bộc lộ những yếu điểm của ngành nông nghiệp Thủ đô. Để giải bài toán này, việc đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến sâu là một trong những giải pháp căn cơ, mang tính lâu dài.
Tin liên quan
-
Hà Nội hướng tới mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
- Ngành nông nghiệp: Liên kết chuỗi để phát triển bền vững
Thiếu liên kết, yếu khâu chế biến
Vừa qua, nông dân trên địa bàn Hà Nội lại lao đao, luống cuống vì nông sản rớt giá, khó bán. Nhiều người phải tự tay bỏ đi những sản phẩm nông sản do chính tay mình làm ra. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 bùng phát đã làm đứt đoạn khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân trong đó còn là do sản xuất của người dân không dựa theo nhu cầu của thị trường.
Tại Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi Yên Hòa Phú (Đông Yên, Quốc Oai) hiện đang chăn nuôi 30.000 con gà đẻ và 60.000 con gà thịt. Mặc dù chăn nuôi với quy mô lớn, tuy nhiên sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua các thương lái, giá cả phụ thuộc vào thị trường. “Do bị động bởi khâu tiêu thụ, nên vừa qua khi dịch Covid-19 bùng phát, các thành viên trong HTX lao đao vì bị thương lái ép giá” – Giám đốc HTX Yên Hòa Phú Lê Đình Bình chia sẻ.
Cũng để xảy ra tình trạng giải cứu nông sản, vừa qua HTX nông nghiệp Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh dư thừa hơn 300 tấn củ cải và các loại nông sản khác. Đây không phải là năm đầu tiên người dân xã Tráng Việt cần giải cứu nông sản. Theo Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô, ngoài nguyên nhân khách quan do dịch Covid-19, việc dư thừa nông sản còn do bà con nông dân sản xuất chưa theo khuyến cáo của huyện. Thay vì sản xuất 4 lứa rau/năm thì nông dân lại tăng lên 5-6 vụ/năm. Trong khi đó, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi. Điều này đang đặt ra cho Ban Quản trị HTX cần thay đổi phương thức canh tác, chú trọng khâu bảo quản chế biến để hỗ trợ và nâng cao giá trị nông sản cho người dân.
Phó Chủ tịch Liên minh HTX Hà Nội Nguyễn Trung Thành cho biết: “Qua đợt giải cứu nông sản này, tôi nhận thấy khâu bảo quản và chế biến nông sản vẫn là khâu yếu của người nông dân. Thiết nghĩ các cấp chính quyền cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho các HTX, DN trong khâu bảo quản, chế biến nông sản để đảm bảo chất lượng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ”.
Cần đầu tư bài bảnNói về thực trạng ngành công nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường thừa nhận: Ngành chế biến nông sản trên địa bàn TP còn nhỏ lẻ, manh mún chưa xứng với tiềm năng. Phần lớn các DN có quy trình công nghệ sản xuất thủ công và bán tự động, chỉ có khoảng 10% DN có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động và khoảng 20% DN đã xây dựng và áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến… Bên cạnh đó, các DN chế biến nông sản chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng. Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng cũng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm của mùa vụ.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, việc nâng cao năng lực công nghiệp chế biến là nội dung căn bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản. Theo đó, trong thời gian tới TP cần đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến đối với những ngành hàng chưa có hoặc còn thiếu công suất chế biến. Đồng thời, cần đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị chế biến nông sản để sản xuất ra sản phẩm phong phú về chủng loại, giá trị gia tăng cao và hạ giá thành; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chế biến nông sản. Cùng với đó, có cơ chế chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, nhất là đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ. “Sở NN&PTNT Hà Nội đã tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản gắn với phát triển thị trường. Đến nay TP đã hình thành 144 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ” – ông Tạ Văn Tường chia sẻ.
TP phấn đấu đến năm 2030, hàng nông sản qua chế biến đạt 7 - 8%/năm; hình thành, hỗ trợ phát triển khoảng 15 khu chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; 100% sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến đều sử dụng mã QRcode trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm TP Hà Nội tích hợp vào hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia; phát triển 1 khu phức hợp chế biến, bảo quản, kiểm định một cửa hỗ trợ hàng xuất khẩu.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Lợi ích gian hàng Việt trực tuyến: “Cửa thoát hiểm” cho hàng Việt
Kinhtedothi - Việc tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT), đưa hàng hóa trực tiếp từ sản xuất tới người tiêu dùng...XEM THÊM -
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Chia đều cơ hội cho doanh nghiệp
Kinhtedothi - DN Việt Nam khó có thể tận dụng tối đa những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới...XEM THÊM -
Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ: Tiếp tục nỗ lực để thương mại đôi bên cùng có lợi
Kinhtedothi - Tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh...XEM THÊM -
Giá trị ảo, rủi ro thật
Kinhtedothi - Câu chuyện những thương vụ chuyển nhượng hoa lan đột biến trị giá hàng tỷ đồng chỉ là chiêu trò nâng kh...XEM THÊM -
Giá lợn hơi hôm nay 20/4/2021: Biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 20/4, trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hi...XEM THÊM -
Giá tiêu hôm nay 20/4: Thị trường trong nước bình lặng trong khi tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 20/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang phiên...XEM THÊM
-
Giá cà phê hôm nay 20/4: Đồng loạt tăng, Robusta vượt qua mốc 1.400 USD/tấn
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 20/4 trong khoảng 31.900 - 32.800 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn phái sinh trên thế giới tăng trong phiên đầu tuần.20-04-2021 06:46
-
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Chiều 19/4, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội thảo Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP TP Hà Nội.19-04-2021 16:38
-
Giá xăng dầu ngày 19/4: Rời đỉnh sau 1 tháng tăng
Kinhtedothi - Giá xăng dầu hôm nay đã quay đầu giảm khi thị trường dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu suy giảm.19-04-2021 15:35
-
Việt Nam nỗ lực lớn để Mỹ đưa ra khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ
Kinhtedothi - Tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại trụ sở Chính phủ sáng 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước ...19-04-2021 15:34
-
Triển khai dịch vụ mua bán vàng miếng SJC tại SeABank
Kinhtedothi - Từ ngày 19/4/2021, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán SSB) triển khai dịch vụ mua bán vàng miếng SJC tại 05 điểm giao dịch của Ngân hàng tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh....19-04-2021 14:12
- Quản lý chặt an toàn thực phẩm
- Thi lớp 10 trường chuyên tại Hà Nội: Không nên tạo thêm áp lực cho học sinh
- Giải mã những bí ẩn kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý
- Xóa bỏ “xin - cho” giúp tăng hiệu quả phòng, chống tham nhũng
- Lợi nhuận chứng khoán chảy vào bất động sản?
- Thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy: Gia tăng vi phạm
- Lợi ích gian hàng Việt trực tuyến: “Cửa thoát hiểm” cho hàng Việt
- Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Chia đều cơ hội cho doanh nghiệp
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ: Tiếp tục nỗ lực để thương mại đôi bên cùng có lợi