Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh viện siết quy trình chống dịch

Kinhtedothi - Từ sự việc Bệnh viện (BV) Bạch Mai, toàn ngành y tế Hà Nội đã siết lại quy trình chống dịch và có kịch bản cụ thể ứng phó trong tình huống xấu nhất. Hiện, Hà Nội đã sẵn sàng để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 thứ 731 trở đi (nếu có).
Khẩn trương chống dịch
Tại BV Thanh Nhàn, lãnh đạo BV cho biết, số ca nghi nhiễm Covid-19 tại đơn vị hiện có 62 trường hợp, trong đó 28 bệnh nhân có kết quả âm tính, 32 trường hợp đang chờ kết quả và 2 bệnh nhân nghi nhiễm chưa lấy mẫu. Ngoài ra, BV cũng đang giám sát 63 ca bệnh có liên quan đến BV Bạch Mai.
Đối với việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch, BV Thanh Nhàn thực hiện việc khai báo y tế theo đúng quy định, chia các khu sàng lọc riêng (phân cấp theo mức độ bệnh), không để bệnh nhân nghi mắc Covid-19 nằm chung phòng với các bệnh nhân thông thường khác. Đồng thời, BV cũng trang bị đầy đủ khẩu trang, trang phục bảo hộ cho nhân viên y tế để tránh lây nhiễm chéo. Đơn vị dự trù 100 giường cách ly nhưng thực kê, hiện nay đã bố trí được 200 giường bệnh cách ly cho các bệnh nhân.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông khám, điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh: Lại Tấn
Trong khi đó, tại BV Đa khoa Đức Giang, theo kế hoạch của TP và Sở Y tế Hà Nội, BV được phân công 150 giường bệnh để tiếp nhận điều trị bệnh nhân dương tính với Covid-19 khi dịch bước vào giai đoạn lây lan cộng đồng.
Cụ thể là BV sẽ tiếp nhận điều trị từ ca nhiễm thứ 731 đến ca 880. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, BV Đức Giang bảo đảm công tác tiếp nhận, phân luồng, cách ly theo quy định. Công tác phòng hộ cá nhân luôn được tuân thủ và giám sát chặt chẽ. BV cũng đã triển khai đo thân nhiệt, phát khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn cho người dân đến khám từ cổng BV từ nhiều tuần nay.
Theo Giám đốc BV Phạm Hữu Thường, sau khi bệnh nhân 163 chuyển viện, khu vực khám và điều trị bệnh nhân đã được khử khuẩn theo đúng quy định. Hiện, BV Đức Giang không có bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào đang được điều trị tại đây. Tuy nhiên, BV đã chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, tập huấn y bác sĩ nhiều lần, sẵn sàng đón nhận bệnh nhân (nếu có).
Tương tự, các BV khác trên địa bàn, đặc biệt là những đơn vị tuyến đầu chống dịch cũng đang rốt ráo vào cuộc chống dịch với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, nghiêm túc.
Luân chuyển bác sĩ cấp bách phòng, chống dịch
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng: "Trong các công điện, chỉ thị của TP rất quan tâm đến khối BV, vì các BV là mũi nhọn, là chiến trường chống dịch, phần nào quyết định được việc ta có chiến thắng giặc Covid-19 hay không. Vậy nên, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động nâng cao hơn nữa tinh thần "chống giặc Covid-19". Bà Nhị Hà cũng yêu cầu các BV tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bởi đây là khâu vô cùng quan trọng.
Đối với BV Thanh Nhàn, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền yêu cầu rà soát lại các bệnh nhân chạy thận, bảo đảm an toàn khi điều trị tại BV. Bên cạnh đó, ông Hiền hoan nghênh việc BV xét nghiệm sàng lọc Covid-19 và yêu cầu xem xét trang thiết bị, đặc biệt bảo đảm tốt khâu xét nghiệm sàng lọc. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến khích các BV chủ động tự lấy mẫu xét nghiệm và gửi cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.
Cũng theo ông Hiền, các BV trực thuộc sẽ luân chuyển bác sĩ của các BV mũi nhọn như Phụ sản Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn, Tim Hà Nội hỗ trợ các BV khác phòng chống dịch Covid-19. “Các BV cần dự trù cho phương án xấu nhất, bảo đảm sẵn sàng việc điều trị bệnh nhân trong mọi cấp độ dịch bệnh như trang bị đầy đủ máy thở, trang phục bảo hộ cho nhân viên y tế, xây dựng các phương án dự trù thuốc, tất cả phải rõ ràng, thể hiện tính sẵn sàng và cấp bách” – ông Hiền nhấn mạnh.

Sẵn sàng cho tình huống xấu nhất

"Liên quan đến công điện của TP về BV Bạch Mai, các đơn vị cần rà soát tất cả các cán bộ đến học tập tại BV Bạch Mai cũng như bệnh nhân từ BV Bạch Mai chuyển về. Kiên quyết không cho người nhà bệnh nhân ra vào tự do, phải kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm không có nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19 tại BV. Nếu dịch bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu cần bình tĩnh xử lý, tránh tình trạng hoang mang và phải có phương án tổ chức khi có nguy cơ lây lan dịch tại BV." - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

03 Jul, 11:36 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư thông tin, khoa Cấp cứu của BV đang điều trị cho một bệnh nhân nam (30 tuổi, trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ