Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

BHYT chi trả mỗi ca ghép tạng khoảng 100 triệu đồng

Kinhtedothi - Theo quy định của Bộ Y tế, cơ cấu giá một lần chạy thận nhân tạo của bệnh nhân thận được xây dựng gồm 11 khoản bao gồm chi phí dây lọc máu, dịch lọc, màng lọc, dịch sát khuẩn màng lọc...
 BHYT chi trả mỗi ca ghép tạng khoảng 100 triệu đồng
Trong đó, bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán 7 khoản nhưng không vượt quá 543.000 đồng (đối với bệnh viện hạng một). Mức chi trả bảo hiểm còn tùy thuộc vào việc người bệnh được thanh toán theo diện đồng chi trả 80%, 95% hay 100%; chạy thận ở bệnh viện hạng nào. 
Chi phí chạy thận chu kỳ tùy thuộc vào vật tư tiêu hao, trung bình khoảng 700.000 đến 1 triệu đồng một lần. Do đó, trong trường hợp BHYT chi trả 100%, người chạy thận nhân tạo mỗi lần chạy thận vẫn phải đóng thêm khoảng 150.000 - 450.000 đồng.

Đối với ghép tạng, hiện nay BHYT chi trả gần 100 triệu đồng cho mỗi ca bao gồm chi phí phẫu thuật, thuốc, vật tư y tế cho việc ghép tạng. BHYT không thanh toán chi phí phát sinh từ người hiến như xét nghiệm người hiến, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người hiến, chi phí bảo quản tạng để ghép... Chi phí cho một ca phẫu thuật ghép tim khoảng 1 tỷ đồng, ghép gan 1,5 tỷ đồng, ghép thận 300 - 500 triệu đồng. Người bệnh sau khi ghép nội tạng phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời. BHYT chi trả cho thuốc chống đào thải sau ghép tạng khoảng 8 - 10 triệu đồng một tháng.

Theo ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam, bảo hiểm đang chi trả tiền giường, xét nghiệm, máu, dịch truyền, thuốc... trong phạm vi danh mục được BHYT chi trả. Riêng tiền phẫu thuật, chi phí cho quả thận... hiện chưa có cơ sở để thanh toán.

Về vấn đề này, đại diện Bộ Y tế cho biết: "Trong tương lai, liên Bộ Y tế - Tài chính sẽ tính đủ chi phí cho tất cả các dịch vụ kỹ thuật y tế, đồng thời quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ thanh toán để quỹ BHYT có căn cứ thanh toán". Bộ Y tế luôn tính đến việc hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ BHYT, không chỉ trong lĩnh vực ghép thận mà còn cả ghép tạng và các bệnh lý có chi phí lớn khác. Tuy nhiên, để có tiền thanh toán đủ chi phí một ca ghép tạng thì riêng ngành y tế không thể làm được mà cần phải có sự chung tay của xã hội, nhất là những người chưa tham gia BHYT.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

15 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.

Phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9

Phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9

15 Jul, 03:52 PM

Kinhtedothi – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND, ngày 14/7/2025 phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025) và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ