Bích họa Phùng Hưng lại gây tranh cãi

Nhật Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dự án bích họa trên phố Phùng Hưng vừa khai trương đã vướng phải lùm xùm xung quanh tác phẩm “Tuần lễ thời trang phố cổ”.

 Bức vẽ “Tuần lễ thời trang phố cổ” của họa sĩ Xuân Lam là 1 trong 19 bức họa trong dự án bích họa trên phố Phùng Hưng.
“Tuần lễ thời trang phố cổ” của nghệ sĩ 9X Xuân Lam, là một trong số tác phẩm nghệ thuật đương đại trên nền vòm cầu đá đường Phùng Hưng. Ngắm tác phẩm đắp nổi này, nhiều người thấy nội dung quen của một bức tranh Hàng Trống nổi tiếng. Tuy nhiên, Xuân Lam đưa vào đó những yếu tố mới, khiến dư luận tranh cãi. Cụ thể, một số chi tiết trên phù điêu là những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, khiến nhiều người nghĩ tới mục đích quảng cáo thương mại của tác phẩm, lắp ghép giá trị văn hóa xưa vào thời trang hiện đại để làm xấu di sản.
Thuyết minh cho tác phẩm, Xuân Lam cho hay: “Làn sóng toàn cầu hóa du nhập vào Việt Nam cùng với guồng phát triển kinh tế mang theo những giá trị mới cùng những sản phẩm xa xỉ. Nhu cầu của người dân đi từ chỗ “ăn no mặc ấm”, nâng tầm lên “ăn ngon mặc đẹp”. Mới ngày nào, những bộ trang phục giản dị, đơn sắc còn ngự trị khắp nơi thì giờ đây, bóng dáng của những thương hiệu thời trang quốc tế không còn xa lạ trên phố phường.
Từ hiện thực nhìn về quá khứ, có bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi nếu những nhân vật dân gian, với sức sống trường tồn của mình, bước ra khỏi tác phẩm nghệ thuật trông sẽ như thế nào”. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – thành viên Hội đồng giám tuyển của Dự án cũng đồng quan điểm không có yếu tố quảng cáo thương mại trong bức phù điêu.
“Bức tranh “Múa rồng” nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống được xem là di sản truyền thống nhưng giờ không nhiều người biết. Thế nhưng mọi người nhận ra các thương hiệu thời trang nổi tiếng kia. Tác phẩm chính là lời cảnh báo cho sự phai nhạt văn hóa truyền thống” – họa sĩ Nguyễn Thế Sơn bày tỏ.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho rằng, mục tiêu của dự án nghệ thuật đương đại tại khu phố Phùng Hưng là khơi gợi sự tương tác. Tác phẩm “Máy nước công cộng” của Nguyễn Thế Sơn cũng mang tính sắp đặt và tương tác như thế. Bên cạnh những bức họa giản đơn, được xem là sự phóng to một bức ảnh chụp, nhiều tác giả trẻ có những ý tưởng đương đại thú vị.
“Tác phẩm nghệ thuật đương đại không phải là sự mô phỏng, mà đều mang những câu chuyện mà người ta xem có tương tác về mặt tư duy” - họa sĩ Thế Sơn nói. Nghệ thuật đương đại không mới mẻ với thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam nhiều người chưa có thói quen thưởng thức những tác phẩm này. Cho nên đây cũng là cơ hội để nghệ sĩ “dụ” người xem tập thẩm định và phản ứng trước mỗi tác phẩm.
Còn nhớ ở thời điểm ồn ào quanh những tác phẩm bích họa Phùng Hưng, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm và các nghệ sĩ hơn một lần nhắc tới mục đích của dự án bích họa: Không đơn thuần khoác áo mới cho những vòm cầu đá cũ kỹ, những người thực hiện dự án mong muốn kéo người xem, nhất là người trẻ tới đây. Phố Phùng Hưng từ những đoạn đường ngập rác, đậm mùi xú uế nay trở thành sân chơi cho mọi người tiếp cận nghệ thuật đương đại một cách gần gũi hơn.
Mục tiêu xa hơn là sau khi Hà Nội thực hiện xong dự án đục thông vòm cầu, đoạn đường này sẽ đặc sắc hơn với những khu trưng bày, góc cà phê hay sân chơi nghệ thuật trẻ. Để đi tới cái đích đó, những người thực hiện bước đầu thành công khi thu hút người xem tới thưởng thức và tương tác

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần