Wednesday, 10:50 28/03/2018
Biến củ cải ế thừa thành mũi nhọn xuất khẩu
Kinhtedothi - Với sự hợp tác 3 bên (giữa Công ty CP Lavifood, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và Công ty Ilmi Farming & Fisheries Hàn Quốc), trong tương lai, củ cải sẽ không phải “giải cứu” như thời gian vừa qua. Mà là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt.
Ta “chê” - Tây “kết”!Trao đổi với PV, ông Đinh Hùng Dũng - Tổng Giám đốc của Lavifood cho biết: Củ cải là một trong những món ăn không thể thiếu của nhiều nước châu Á, đặc biệt, củ cải gắn liền với văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc và Nhật Bản...Do nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu của người dân, hai quốc gia này đang phải nhập khẩu củ cải tươi và các sản phẩm được chế biến từ củ cải từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia tiềm năng để xuất khẩu củ cải. Đây cũng chính là chiến lược, tầm nhìn dài hạn của Lavifood về việc giải quyết bài toán đầu ra cho củ cải Việt Nam. "Tại Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, chi phí sản xuất nông nghiệp rất cao, các nhà máy hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu trong nước", ông Dũng nói.Tại Hàn Quốc, người dân sử dụng củ cải như một món ăn chính hàng ngày. Người Hàn Quốc không chỉ ăn củ cải, họ còn ăn cả lá củ cải phơi khô. Người dân chỉ bỏ đi lá già, những lá non sẽ đem đi phơi khô, sau đó họ sử dụng như một loại rau… Tận thu và tận dụngNói về việc thu mua, chế biến củ cải, ông Dũng cho biết: Để xuất khẩu củ cải sang Hàn Quốc, Lavifood đã đầu tư 1.500 tỷ đồng vào nhà máy tại Tây Ninh để thu mua, chế biến củ cải tại các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Chưa dừng lại tại đó, Lavifood sẽ tiếp tục đầu tư 1.500 tỷ đồng để xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp VSIP Hải Dương để thu mua củ cải và chế biến nông sản tại các tỉnh trong khu vực miền Bắc.Nhà máy Lavifood cũng sẽ phát triển hết tiềm năng của củ cải, trong đó, những củ cải có đường kính to sẽ thái mỏng rồi ngâm nước cho bớt mùi, rồi mang ra bỏ đồ vào trong để cuốn thay cho lá xà-lách.