Biểu phí của BIDV không cao hơn các ngân hàng

Trâm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã áp dụng biểu phí mới đối với dịch vụ ngân hàng điện tử áp dụng vào ngày 8/5 vừa qua.

Trước đó, theo thông báo của BIDV, phí chuyển dưới 10 triệu đồng tăng từ 6.600 đồng lên 7.000 đồng. Mức phí cho số tiền chuyển đến 500 triệu đồng cũng tăng từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng...

BIDV cho biết, biểu phí mới BIDV có tăng phí, nhưng cũng loại bỏ, giảm, miễn rất nhiều loại phí khác nhau: Ít nhất 9 loại phí.

Cụ thể: Miễn phí thường niên (phí duy trì dịch vụ) 2017 cho tất cả các loại dịch vụ (BIDV online, BIDV business Online, BIDV bankplus,Smartbanking (miễn từ tháng 4/2017, trước thời điểm biểu phí mới có hiệu lực 1 tháng).

+ Bỏ phí đăng ký sử dụng dịch vụ

+ Bỏ phí SMS token

+ Bỏ phí chấm dứt sử dụng dịch vụ

+ Bỏ phí khóa, mở dịch vụ, thay đổi thông tin sử dụng

+ Bỏ phí cấp lại Pin, phí tra soát khiếu nại

+ Bỏ phí tra cứu số dư

+ Bỏ phí tra cứu lịch sử giao dịch.

+ Giảm mức phí chuyển tiền trong nước đến ngân hàng khác mức >50 triệu từ 0.03% xuống 0.02%
BIDV cho hay, ngay cả một số biểu phí mới gọi là tăng, nhưng thực tế trước đó BIDV đã có ưu đãi cho khách hàng nay không còn áp dụng ưu đãi. Việc tăng biểu phí của BIDV có thông tin đầy đủ trước khi áp dụng trên các phương tiện thông tin, bao gồm: website chính thức BIDV, tại ĐGD, và email khách hàng hiện hữu. Đồng thời khẳng định biểu phí BIDV không cao hơn các ngân hàng.

Trước đó, Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng lên tiếng về việc nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng phản ánh mỗi thẻ ATM có quá nhiều loại phí, tuy nhiên họ không được thông tin đầy đủ về các loại phí này. Vụ Thanh toán NHNN cho biết, về chính sách thu phí, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã trao quyền cho các tổ chức tín dụng (TCTD) được quyền ấn định và niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của mình.

Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM), trong đó bao gồm 6 loại phí cơ bản như: phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chuyển khoản, phí vấn tin tài khoản, phí in sao kê.

"Đối với phí rút tiền mặt nội mạng, Vụ Thanh toán cho hay, tại Thông tư 35/2012/TT-NHNN đã quy định mức phí tối đa từ 1.000 đồng/giao dịch vào năm 2013 đến 3.000 đồng/giao dịch năm 2015 và phí rút tiền mặt ngoại mạng là 3.000 đồng/giao dịch. Vụ Thanh toán cho biết, tương ứng với mỗi loại sản phẩm dịch vụ mới ngân hàng cũng tính toán, xác định loại, mức phí phù hợp trên cơ sở cân đối với chi phí bỏ ra để cung ứng dịch vụ và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Theo đó, mỗi loại phí dịch vụ luôn đi kèm với một loại dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tới khách hàng và khách hàng chỉ phải trả phí cho dịch vụ mà mình sử dụng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần