Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Dương: Phong tỏa 2 khu vực có 10.000 dân để phòng, chống dịch Covid-19

Kinhtedothi - Hai khu vực bị phong tỏa nằm ở khu phố 3, 6 và 7 phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với khoảng 10.000 người bị ảnh hưởng.
Ngày 3/2, UBND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tiếp tục phong tỏa thêm nhiều tuyến hẻm xung quanh Trường Đại học Thủ Dầu Một và các tuyến hẻm có liên thông với khu hẻm nơi có nhà trọ bệnh nhân 1843 cư trú. Những nơi bị phong tỏa nằm trong các khu phố 3, 6 và 7 phường Phú Hòa.
 Một chốt phong tỏa ở khu phố 7, phường Phú Hòa (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Việc phong tỏa những khu vực trên nhằm phòng chống dịch Covid-19. Đến nay, Sở Y tế tỉnh Bình Dương xác nhận trên địa bàn tỉnh đã có 4 ca mắc Covid-19 là các bệnh nhân 1801, 1843, 1886 và 1887.

 Chủ quán cà phê Cuội tổ chức phát thức ăn miễn phí cho người dân địa phương và sinh viên trong khu bị phong tỏa ở khu phố 7, phường Phú Hòa.
Các ca bệnh 1843, 1886 và 1887 đều là F1 của bệnh nhân 1801 (tất cả cùng thường trú ở ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương -  Nơi cả ấp có 388 hộ với 1.501 người bị phong tỏa).
 Người trong khu bị phong tỏa xếp hàng nhận thức ăn miễn phí của nhà hảo tâm trên đường Lê Hồng Phong (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương).
Còn bệnh nhân 1843 là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một, ở trọ trong hẻm 574 Lê Hồng Phong (gần trường đại học).
 Để giữ khoảng cách, ghế dành cho người đến ngồi chờ nhận thức ăn miễn phí được xếp cách nhau 2m.
Tuy số lượng người bị ảnh hưởng khá lớn, nhưng công tác hỗ trợ người dân bước đầu đã được chính quyền địa phương và những nhà hảo tâm thực hiện khá tốt.
 Nhà hảo tâm cung cấp thêm bánh tráng trộn để người trong khu phong tỏa nhai đỡ buồn.
 Chủ quán nước phát miễn phí thức uống cho người trong khu bị phong tỏa.
Chị Nguyễn Trúc Vi (nhà bị phong tỏa trong hẻm khu phố 7), cho biết mỗi ngày mỗi người được nhận 3 bữa ăn (sáng, trưa, chiều) miễn phí. Ngoài ra, một số nhà hảo tâm còn phát bánh tráng trộn, nước giải khát để góp phần giúp đỡ những sinh viên và người dân trong khu vực bị phong tỏa.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

16 Jul, 04:56 PM

Kinhtedothi - Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Hệ Thống Mắt Kính Sài Gòn Hà Nội đã khẳng định được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường mắt kính Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hệ thống cửa hàng hiện đại, sang trọng, thương hiệu còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chuyên môn đội ngũ nhân viên và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe thị lực cho cộng đồng.

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

16 Jul, 04:55 PM

Kinhtedothi - Dù các chuyên gia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những mối nguy hại khôn lường, đặc biệt là nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, nhưng thực tế, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nặng do ăn tiết canh, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

16 Jul, 10:01 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” ngành y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hoạt động này nhằm từng bước nâng cao năng lực số cho toàn thể viên chức, người lao động, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả và bền vững tại đơn vị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ