Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng thẩm định rà soát sách giáo khoa lớp 1

Kinhtedothi - Tối 11/10, trước phản ánh của báo chí về việc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn số 4090/BGDĐT-GDTH gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1. 
Công văn nêu rõ: Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.
 Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng thẩm định rà soát sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: Kim Thỏa.
Bộ GD&ĐT đã kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở một số địa phương trong thời gian qua. Kết quả kiểm tra cho thấy, sách giáo khoa lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu. Học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.
Tuy nhiên, những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu. Báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 17/10.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ GD&ĐT đề xuất mức trần học phí từ năm học 2025 - 2026

Bộ GD&ĐT đề xuất mức trần học phí từ năm học 2025 - 2026

15 Jul, 08:36 PM

Kinhtedothi – Bộ GD&ĐT vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập và giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định được xây dựng nhằm thay thế cho Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ