Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ LĐTB&XH đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, thực hiện từ năm 2021

Kinhtedothi - Tuổi nghỉ hưu của lao động sẽ tăng dần theo từng năm cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Để người lao động (NLĐ) bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐTB&XH đã có đề xuất 2 phương án (PA) tăng tuổi nghỉ hưu.
 Người lao động ứng tuyển việc làm tại sàn giao lịch lưu động của Hà Nội. Ảnh: Thủy Trúc
PA 1: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
PA 2: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt có quyền nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.
Đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt có quyền nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.
Sở dĩ Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là bởi tác động của già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên; chất lượng và tuổi thọ của NLĐ ngày càng tăng. So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao. Hơn nữa, lực lượng lao động tham gia thị trường lao động của Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng chậm cả về số lượng và tỷ lệ.
Bộ LĐTB&XH cũng đã tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, tuổi nghỉ hưu phổ biến là 60 đối với nữ và trên 62 đối với nam. Vì thế, Bộ LĐTB&XH cho rằng, việc nâng tuổi nghỉ hưu lên nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi là cần thiết, tránh phải điều chỉnh đột ngột lên mức cao quá trong tương lai. Và, hầu hết các quốc gia khi điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đều có lộ trình để thu hẹp dần khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ