80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Thêm ngày nghỉ, giữ nguyên giờ làm

Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung vừa có văn bản về một số nội dung lớn và giải trình, tiếp thu ý kiến với Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) gửi Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Người lao động làm việc tại Công ty CP Sản xuất hàng thể thao (MXP). Ảnh: Thanh hải
Trong đó, về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ. Đồng thời, quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm, bao gồm: dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ.
Về tuổi nghỉ hưu, Chính phủ thống nhất với Báo cáo giải trình và phương án đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời đã chỉ đạo Bộ LĐTB&XH tiến hành rà soát bước đầu 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm căn cứ để xác định nhóm người lao động được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn.
Giữ nguyên giờ làm việc bình thường cũng là một nội dung được tiếp thu trong Dự án Bộ Luật. Theo lý giải được đưa ra, theo quy định hiện hành, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần, trong Luật cũng quy định khuyến khích các DN thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Qua báo cáo đánh giá sơ bộ của Bộ LĐTB&XH, hiện có 89,6% DN đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ, 3,6% thực hiện 44 giờ, 6,8% thực hiện 40 giờ. Trong khu vực ASEAN, hầu hết các nước đều đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ.
“Về góc độ kinh tế, nếu giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần thì tổng thời gian giảm là 208 giờ/năm (tương đương 8,4%); đánh giá sơ bộ cho thấy, tổng chi phí lao động tăng lên khoảng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỷ USD/năm. Điều quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm đi khoảng gần 0,5%, ảnh hưởng đến nỗ lực của chúng ta đang phấn đấu để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp (theo dự báo của các chuyên gia, nếu muốn không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam phải phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm)” - Bộ LĐTB&XH phân tích.
Chính phủ cho rằng đây là vấn đề rất lớn, hệ trọng, liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm người lao động, DN và Nhà nước và có tác động rất lớn đến năng suất, tăng trưởng, sức cạnh tranh của DN và của nền kinh tế, cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách rất kỹ lưỡng. Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ và chưa trình việc giảm thời giờ làm việc bình thường tại thời điểm này.
Do đó, Chính phủ thống nhất cao với tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật hiện hành. Đồng thời đề nghị bổ sung, quy định rõ trong Bộ Luật: Thứ nhất, khuyến khích các DN thực hiện giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần; thứ hai, tăng cường cơ chế thương lượng tập thể về việc giảm giờ làm việc bình thường tại DN; thứ ba, giao Chính phủ, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp theo quy định.
Đặc biệt, về việc bổ sung thêm ngày nghỉ lễ, Tết: Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét bổ sung một ngày nghỉ lễ là ngày 28/6 - Ngày Gia đình Việt Nam.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh

Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh

17 Jul, 07:45 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định 187/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Trường công lập của TP Hà Nội thực hiện liên kết giáo dục phải đáp ứng điều kiện gì?

Trường công lập của TP Hà Nội thực hiện liên kết giáo dục phải đáp ứng điều kiện gì?

17 Jul, 07:42 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

17 Jul, 08:24 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ